Tin tức khác

Hàng dự trữ quốc gia không dùng để bình ổn thị trường

11 năm trước | 1430

Thảo luận tại hội trường về dự án luật Dự trữ quốc gia chiều 11/6, nhiều đại biểu băn khoăn vì mục tiêu đề ra của hoạt động dự trữ quốc gia quá rộng. Thực trạng nguồn dự trữ quốc gia còn mỏng, khó có thể giúp điều tiết thị trường, bình ổn vĩ mô… 
Hàng dự trữ quốc gia không dùng để bình ổn thị trường
Các đại biểu kiến nghị cần thu hẹp phạm vi, mục đích để phù hợp với nguồn lực huy động, tránh dàn trải. Theo đó, dự trữ quốc gia chỉ nên đặt mục tiêu đáp ứng những yêu cầu đột xuất, cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh.
 
Theo quan điểm này, dự luật quy định mục tiêu “bình ổn thị trường” của dự trữ quốc gia chưa hợp lý bởi điều này có thể dẫn đến trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, phức tạp trong triển khai thực hiện. Dự luật chưa làm rõ trong điều kiện nào, tình huống nào thì được phép xuất nguồn lực dự trữ quốc gia để tham gia bình ổn thị trường.
 
Đại biểu Trần Tiến Dũng (Hà Tĩnh) “phê” dự thảo luật chưa nêu bật được tính cấp bách, đột xuất của dự trữ, tránh việc lạm dụng nguồn lực của dự trữ để can thiệp, điều tiết vào thị trường, tức là can thiệp từ dự trữ quốc gia vào sản xuất kinh doanh. Ồng Dũng lập luận, những can thiệp này đã có những luật khác quy định.
 
Đại biểu Phan Văn Tường (Thái Nguyên) cũng cho rằng, việc mở rộng mục tiêu dự trữ sẽ làm cho nguồn lực huy động phát triển kinh tế bị hao hụt, phân tán, chi phí bảo trì dự trữ tăng cao. Ông Tường đề nghị chỉ đặt mục tiêu phòng, chống, khắc phục thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và an ninh quốc phòng. Đối với mục tiêu đảm bảo bình ổn thị trường, nhà nước cần có những chính sách về tài khóa, tiền tệ để điều chỉnh, không nên sử dụng dự trữ quốc gia.
 
Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng đề xuất xác định phạm vi hẹp lại cho phù hợp với bản chất của dự trữ quốc gia và nguồn lực có thể đáp ứng được, đồng thời xem lại mục tiêu bình ổn thị trường để tránh trùng lặp với những quy định về trách nhiệm, biện pháp, nguồn lực bình ổn thị trường trong dự thảo Luật giá.
 
Đại biểu Lê Văn Hoàng (Đà Nẵng) bác bỏ kỳ vọng dự trữ quốc gia giúp bình ổn thị trường và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô vì đây là mục tiêu rất khó thực hiện và có xu hướng đi ngược lại với mục tiêu phát triển nền kinh tế do thị trường điều tiết.
 
Khía cạnh khác, ông Hoàng “bác” luôn cả nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội vì phạm vi quá rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong khi đó, thực trạng nguồn dự trữ quốc gia hiện nay cũng chưa đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu.
 
Tán thành phân tích thực trạng nguồn dự trữ quốc gia còn mỏng nhưng đại biểu Nguyễn Hữu Hùng (Tiền Giang) lại cho rằng không vì thế mà có thể bỏ qua mục tiêu ổn định thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô bằng nguồn lực này. Ngược lại, việc bổ sung mục tiêu góp phần bảo đảm an sinh xã hội là rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng để góp phần bảo đảm sự ổn định xã hội, là căn cứ để quyết định các mặt hàng dự trữ quốc gia và quyết định mức dự trữ quốc gia.

 
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu ý kiến chốt lại phiên thảo luận: trong thực tế, dự trữ quốc gia chưa bao giờ được sử dụng để bình ổn giá, điều tiết thị trường hoặc các hoạt động không đúng bản chất của dự trữ quốc gia. Tuy nhiên, hoạt động dự trữ quốc gia, mua, bán hàng dự trữ quốc gia tuy cũng gián tiếp góp phần điều tiết thị trường, bình ổn giá. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp thu, chỉnh lý nội dung này cho phù hợp. 


Theo Dân trí .

Đóng góp & Phản hồi bài viết:

Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để được rõ nghĩa hơn.

Các bài viết khác

Danh sách thực phẩm tồi tệ làm phí công tập Gym của bạn (12/5)

Hà Nội: Chiếc điện thoại "tố" nơi ẩn nấp của kẻ sát nhân (12/5)

Cách phát hiện sớm ung thư dạ dày (11/5)

Tại sao khi uống rượu không nên ăn thịt (10/5)

2 người tâm thần đâm nhau chết ở bệnh viện (10/5)

Nam thanh niên giết bạn, giấu xác trong rừng cao su (10/5)

Xác định nguyên nhân ban đầu trẻ 2 tháng tử vong sau khi tiêm vaccine (10/5)

Trẻ 11 tuổi tử vong vì bị bệnh dại do mèo cào (10/5)

Uống gì vào buổi sáng để tốt cho sức khỏe? (6/5)