Giới thiệu

Phòng Hành Chính Quản Trị

8 năm trước | 39742

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHÒNG HCQT

1. Lịch sử hình thành

            Phòng Hành chính Quản trị hiện tại được thành lập ban đầu dưới tên gọi Phòng Tổ chức - Hành chính Quản trị theo Điều lệ tổ chức hoạt động của Viện Y học tư pháp Trung ương số 2322/QĐ-BYT ngày 19/6/2001 của Bộ Y tế. (Viện Y học tư pháp Trung ương được thành lập theo Quyết định số 11-2001/QĐ-TTg ngày 17/01/2001 của Thủ tướng chính phủ).

          Năm 2005 Phòng Tổ chức - Hành chính Quản trị được tách ra thành 2 phòng là Phòng Hành chính Quản trị và phòng Tổ chức cán bộ theo Quyết định số 52/QĐ-VPY ngày 12/8/2005 của Viện trưởng Viện Y học tư pháp Trung ương. Phòng Hành chính Quản trị hoạt động với tên gọi như vậy từ đó đến nay.

2. Nhân sự

2.1 Trưởng, phó phòng hiện tại                                                   

TT                       TT

Họ và tên

Giai đoạn

Chức vụ

1

Đào Ngọc Anh

Từ 8/2014 đến nay

Trưởng phòng

2

Trần Quốc Long

Từ 12/8/2008 đến nay

Phó phòng

               

          Trước đây        

TT

Họ và tên

Giai đoạn

Chức vụ

1

Trần Quốc Long

6/3/2002 - 12/8/2008

Phó trưởng phòng

Phụ trách phòng

2

Nguyễn Tiến Vững

01/2009 - 6/2010

Phó Viện trưởng kiêm

Trưởng phòng HCQT

3

Phạm Xuân Toàn

7/2010 - 8/2014

Phó Viện trưởng kiêm

Trưởng phòng HCQT

 

2.2 Danh sách cán bộ hiện tại

TT

Họ và tên

Trình độ

1

Đào Ngọc Anh

Đại học

2

Trần Quốc Long

Đại học

3

Trần Quốc Hiên

Đại học

4

Đào Ngọc Thư

Trung cấp

5

Trần Thị Thu Hiền

Trung cấp

6

Đào Nguyễn

12/12

7

Ngô Hữu Long

12/12

8

Trần Anh Tuấn

12/12

9

Đặng Văn Vượng

12/12

10

Hoàng Duy Hiền

12/12

11

Nguyễn Thị Liên

12/12

12

Lê Thị Thê

12/12

13

Trần Thị Định

12/12

 

Tổng số: 13 người

 

 

3. Chức năng nhiệm vụ

           Chức năng

        - Phòng Hành chính Quản trị là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho Ban lãnh đạo Viện về toàn bộ công tác hành chính, quản trị; công tác xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ hoạt động chuyên môn của Viện, chịu sự quản lý và lãnh đạo toàn diện của viện trưởng

           Nhiệm vụ

          - Công tác Hành chính:  Đảm bảo ô tô phục vụ hoạt động của Viện theo quy định. Thực hiện công tác vệ sinh các nơi sinh hoạt chung trong cơ quan và ngoại cảnh, thực hiện công tác bảo vệ trật tự trị an chung trong cơ quan, đảm bảo công tác bảo hộ lao động, đảm bảo công tác tiếp khách, phục vụ, khánh tiết trong các hội nghị, các dịp lễ, tết và những yêu cầu khác của cơ quan, lập kế hoạch mua sắm vật tư văn phòng, văn phòng phẩm theo quy định, đảm bảo thông tin, liên lạc, đảm bảo các thủ tục hành chính cho cán bộ, nhân viên trong cơ quan( công lệnh, giấy giới thiệu, lệnh điều xe) và khách hàng khi có yêu cầu (đóng dấu vào công lệnh, xác nhận công văn đến..), quản lý bếp ăn tập thể đúng chế độ, vệ sinh, an toàn thực phẩm, đảm bảo thanh toán tiền điện, nước, điện thoại

        - Công tác Quản trị: Đảm bảo hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống cống rãnh thông thoát, xử lý các loại chất thải trong cơ quan (rắn, lỏng, khí), đảm bảo hệ thống điện nội bộ, quản lý hạ tầng cơ sở và tài sản công của cơ quan ( ô tô, tài sản phòng các lãnh đạo Viện, hội trường, hệ thống âm thanh, phòng họp, nhà bếp), tổ chức thực hiện việc sửa chữa hoặc khai thác các dịch vụ từ bên ngoài để sửa chữa nhà cửa, điện nước, thiết bị thông dụng ( điều hòa, thang máy, máy giặt, hệ thống chiếu sáng, bàn, ghế, tủ…) theo kế hoạch hoặc đột xuất, đảm bảo phương tiện phòng cháy chữa cháy, là đầu mối trong công tác PCCC, xây dựng định mức tiêu hao vật tư thông dụng ( xăng dầu, xà phòng…) trình lãnh đạo và tổ chức thực hiện.

        - Công tác văn thư, lưu trữ: Thực hiện công tác quản lý công văn đi và đến theo Luật Văn thư, lưu trữ; quản lý và sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật, gửi công văn đi, đến, thực hiện bảo quản lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo luật văn thư lưu trữ, khai thác tài liệu, hồ sơ lưu trữ theo đúng quy định của pháp luật

        - Công tác xây dựng: Là đầu mối thực hiện việc cải tạo, sửa chữa, xây mới các công trình, dự án thuộc viện theo Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và các quy định về quản lý đầu tư xây dựng, tham gia vào các ban điều hành, quản lý các dự án liên quan đến công việc xây dựng của viện, tham gia các tổ chuyên gia đấu thầu khi có yêu cầu, xem xét kế hoạch mua sắm tài sản cố định, sửa chữa thuộc phân viện phía nam trình lãnh đạo viện, thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo viện.

4. Tóm tắt quá trình và kết quả hoạt động

- Viện Y học tư pháp Trung ương trực thuộc Bộ Y tế được thành lập theo Quyết định số 11/2001/QĐ-TTg ngày 17/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ, theo điều lệ tổ chức hoạt động của Quyết định số 2322/QĐ-BYT ngày 19/6/2001 của Bộ Y tế trong đó có Phòng Tổ chức - Hành chính Quản trị. Căn cứ tình hình thực tế Viện thành lập phòng Tổ chức - Hành chính Quản trị.

- Qua quá trình hoạt động đến ngày 12/8/ 2005 Viện đã tách phòng Tổ chức - Hành chính Quản trị thành 2 phòng là Phòng Tổ chức cán bộ và Phòng Hành chính Quản trị. Giai đoạn này phòng Hành chính Quản trị còn thực hiện cả chức năng mua sắm hóa chất vật tư tiêu hao phục vụ chuyên môn.

- Ngày 18/12/2006 Viện thành lập phòng Vật tư - Trang thiết bị y tế, chức năng mua sắm hóa chất vật tư tiêu hao được chuyển về phòng Vật tư. Phòng Hành chính Quản trị thực hiện các chức năng của công tác Hành chính và Quản trị.

- Ngày 01/6/2013 phòng Vật tư trang thiết bị y tế lại được sáp nhập vào phòng Hành chính Quản trị. Ngày 01/7/2014 Bộ trưởng Bộ Y tế ký Quyết định số 2431/QĐ-BYT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Viện Pháp y Quốc gia, căn cứ Quyết định này phòng Vật tư - Trang thiết bị y tế lại được tách ra vào ngày 01/8/2014. Từ ngày 01/8/2014 phòng Hành chính Quản trị chính thức hoạt động với 2 chức năng chính là Hành chính và Quản trị đến nay.

Trong quá trình hình thành và phát triển, phòng Hành chính Quản trị luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, đạt nhiều thành tích xuất sắc đối với tập thể và cá nhân.

5. Phương hướng phát triển thời gian tới

- Tiếp tục phát huy hết năng lực chuyên môn của từng cán bộ trong phòng để  thực hiện công việc được giao một cách nhanh và hiệu quả nhất, tham mưu, đóng góp ý kiến về chuyên môn như công tác Hành chính, Quản trị; công tác xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất cho lãnh đạo Viện để phục vụ hoạt động của Viện được tốt hơn nữa. Tham gia vào các ban, các tổ chuyên gia khi viện yêu cầu, ngoài các công việc trên phòng còn thực hiện các công việc, nhiệm vụ khác theo sự phân công và chỉ đạo của lãnh đạo viện.

6. Các thành tích nổi bật

- Tập thể:

+ Bộ trưởng Bộ Y tế tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” năm 2013.

- Cá nhân:

 + Bộ Tư pháp tặng bằng khen năm 2010.

 +Bộ trưởng Bộ Y tế tặng bằng khen giai đoạn 2006-2010 và năm 2011.

 + Bộ Y tế tặng Kỷ niệm chương Vì sức khỏe nhân dân.

 + Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở năm 2011, năm 2013.



Các bài viết khác

Giới thiệu chung (26/11)

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn (14/6)

Tổ chức và nhân sự (14/6)

Sơ đồ tổ chức (7/4)

Khoa Giám Định (2/1)

Khoa Y Sinh Học (10/6)

Khoa Giải Phẫu Bệnh (25/7)

Khoa Độc Chất (28/2)

Khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh (10/6)

Phòng Tổ Chức Cán Bộ (10/6)

Phòng Vật Tư Trang Thiết Bị Y Tế (10/6)

Phòng Tài Chính Kế Toán (10/6)

Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp - Chỉ Đạo Tuyến (20/7)

Phòng Nghiên Cứu Khoa Học (10/6)

Phòng Công Nghệ Thông Tin Thư Viện (10/6)

Khoa Độc Chất Phân Viện (28/2)

Khoa Giám Định Phân Viện (10/6)

Phòng Tổ Chức Hành Chính Phân Viện (10/6)

Phòng Kế Hoạch Tài Chính Phân Viện (10/6)