VIỆN PHÁP Y QUỐC GIA
Điều 9. Lãnh đạo Viện
1. Lãnh đạo Viện gồm có Viện trưởng và các Phó Viện trưởng. Viện trưởng và các Phó Viện trưởng phụ trách chuyên môn phải là giám định viên chuyên trách.
2. Viện trưởng và các Phó Viện trưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật.
3. Viện trưởng chịu trách nhiệm cá nhân trước Bộ trưởng Bộ Y tế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Viện.
4. Các Phó Viện trưởng giúp Viện trưởng về một số công việc được phân công và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng về công việc được giao.
Điều 10. Các Hội đồng trong Viện
1. Viện được phép thành lập các Hội đồng để phục vụ nhiệm vụ chính trị theo quy định, quy chế, pháp luật của Nhà nước.
a) Hội đồng Khoa học Công nghệ của Viện là tổ chức tư vấn cho Viện trưởng về công tác khoa học, công nghệ và đào tạo cán bộ.
b) Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y - Sinh của Viện là tổ chức tư vấn cho Viện trưởng về việc đảm bảo nhân phẩm, quyền lợi, an toàn và công bằng của tất cả những đối tượng tham gia nghiên cứu; đánh giá các nghiên cứu được đề xuất trước khi nghiên cứu bắt đầu; thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong nghiên cứu Y - Sinh học.
c) Các Hội đồng khác được thành lập khi có nhu cầu và theo qui định hiện hành.
2. Cơ cấu tổ chức, thành phần và phương thức hoạt động của các Hội đồng quy định tại các điểm a, b, c, khoản 1 Điều này do Viện trưởng quyết định theo quy định của pháp luật.
3. Viện được đề nghị với Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập Hội đồng giám định lại lần 2 theo Điều 30 của Luật Giám định Tư pháp.
Điều 11. Cơ cấu tổ chức của Viện
1. Các Phòng chức năng:
a) Phòng Kế hoạch tổng hợp;
b) Phòng Tài chính kế toán;
c) Phòng Tổ chức cán bộ;
d) Phòng Chỉ đạo tuyến;
đ) Phòng Nghiên cứu khoa học - Hợp tác quốc tế;
e) Phòng Hành chính - Quản trị;
g) Phòng Vật tư - Trang thiết bị y tế;
h) Phòng Công nghệ thông tin - Thư viện;
i) Trung tâm Đào tạo;
k) Trung tâm lưu trữ hồ sơ, tang vật và hiện vật.
2. Các Khoa và bộ phận chuyên môn
a) Khoa Giám định;
b) Khoa Hoá pháp;
c) Khoa Y- Sinh học;
d) Khoa Giải phẫu bệnh;
đ) Khoa Chẩn đoán hình ảnh;
e) Khoa Xét nghiệm;
g) Trung tâm thực nghiệm;
h) Ngân hàng Mô;
i) Ngân hàng Gen;
k) Khu đại thể.
3. Phòng khám đa khoa được thành lập khi có nhu cầu và hoạt động chuyên môn theo các quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
4. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của các Phòng, Khoa, Trung tâm và các đơn vị trực thuộc Viện do Viện trưởng quy định trên cơ sở các qui định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Y tế.
5. Các đơn vị khác được thành lập khi có nhu cầu và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
6. Phân Viện Pháp y Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh (chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phân viện được quy định tại Chương IV Quy chế này).
Điều 12. Số lượng người làm việc
1. Hằng năm, Viện trưởng có trách nhiệm xây dựng Đề án vị trí việc làm hoặc Đề án điều chỉnh vị trí việc làm cho phù hợp, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ của Viện được giao trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trên cơ sở Đề án vị trí việc làm và số lượng người làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Viện trưởng tổ chức tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Tuyển dụng và quản lý, sử dụng công chức, viên chức
1. Kế hoạch tuyển dụng viên chức
a) Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn về cơ cấu, số lượng viên chức do cơ quan có thẩm quyền ban hành; căn cứ chức năng, nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động chuyên môn, nhu cầu công việc, vị trí việc làm, quỹ tiền lương của Viện, hằng năm Viện xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức, trong đó nêu rõ yêu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu viên chức cần thiết của từng tổ chức trực thuộc;
b) Kế hoạch tuyển dụng viên chức của Viện do Viện trưởng quyết định theo thẩm quyền để bảo đảm thực hiện được kế hoạch hoạt động chuyên môn nhưng phải báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp, theo dõi, kiểm tra, giám sát;
c) Viện trưởng được ký hợp đồng thuê, khoán đối với những công việc không cần bố trí lao động thường xuyên và các hoạt động dịch vụ khác; được ký hợp đồng lao động và các hình thức hợp tác khác với chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để đáp ứng yêu cầu chuyên môn của Viện.
2. Tuyển dụng, quản lý và sử dụng công chức, viên chức:
a) Viện trưởng có trách nhiệm rà soát, sắp xếp, bố trí và sử dụng số công chức, viên chức hiện có phù hợp với trình độ chuyên môn và điều kiện thực tế của Viện;
b) Viện trưởng tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức; quyết định tuyển dụng viên chức theo thi tuyển hoặc xét tuyển và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
c) Viện trưởng có quyền tiếp nhận viên chức ngạch bác sỹ chính và tương đương trở xuống theo phân cấp của Bộ Y tế.
d) Việc tuyển dụng phải thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành về tuyển dụng công chức, viên chức;
đ) Viện phải có trách nhiệm bảo đảm số lượng và cơ cấuviên chức đã được Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn để đáp ứng nhu cầu.
3. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật công chức, viên chức thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật và phân cấp của Bộ Y tế.
Điều 14. Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp
Viên chức trong Viện có các nghĩa vụ sau:
1. Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng.
2. Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.
3. Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền.
4. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.
5. Khi phục vụ nhân dân cơ quan trưng cầu, người yêu cầu và người được giám định, viên chức phải tuân thủ các quy định sau:
a) Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân, cơ quan trưng cầu, người yêu cầu và người được giám định;
b) Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn;
c) Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan trưng cầu, người yêu cầu và người được giám định;
d) Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp.
6. Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động chuyên môn nghề nghiệp.
7. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Quyền lợi của viên chức
Viên chức của Viện có quyền được bảo đảm các điều kiện cho hoạt động nghề nghiệp, được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, được thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi có đủ điều kiện và được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật; được pháp luật bảo vệ khi thực thi nhiệm vụ và chức trách của mình. Nếu có đủ điều kiện và tiêu chuẩn, viên chức của Viện được xét tặng các danh hiệu và hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Cộng tác viên và hợp đồng lao động
1. Cộng tác viên là các chuyên gia, cán bộ khoa học trong và ngoài nước được Viện mời tham gia theo lĩnh vực chuyên môn, nội dung công việc và theo qui định của pháp luật.
2. Hợp đồng lao động là các chuyên gia, cán bộ khoa học trong và ngoài nước; lao động giản đơn được Viện ký kết làm việc theo nội dung công việc và qui định của pháp luật.
PHÂN VIỆN PHÁP Y QUỐC GIA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Điều 22. Lãnh đạo Phân Viện
1. Lãnh đạo Phân Viện Pháp y Quốc gia có Phân Viện trưởng và các Phó Phân Viện trưởng. Phân Viện trưởng (là Phó Viện trưởng Viện Pháp y Quốc gia kiêm nhiệm). Phân Viện trưởng và các Phó Phân Viện trưởng phụ trách chuyên môn phải là giám định viên chuyên trách.
2. Phân Viện trưởng và Phó Phân viện trưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm. Việc bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, miễn nhiệm và cách chức được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Phân Viện trưởng chịu trách nhiệm cá nhân trước Bộ trưởng Bộ Y tế, trước Viện trưởng Viện Pháp y Quốc gia và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Phân Viện.
4. Các Phó Phân Viện trưởng giúp Phân Viện trưởng về một số công việc được phân công và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Phân Viện trưởng về công việc được giao.
Điều 23. Cơ cấu tổ chức của Phân Viện
1. Các Phòng chức năng:
a) Phòng Kế hoạch - Tài chính;
b) Phòng Tổ chức - Hành chính.
2. Các Khoa và bộ phận chuyên môn
a) Khoa Giám định;
b) Khoa Hoá pháp;
c) Khoa Y- Sinh học;
d) Khoa Giải phẫu bệnh;
đ) Khoa Chẩn đoán hình ảnh,
3. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của các Phòng, Khoa trực thuộc Phân Viện do Viện trưởng Viện Pháp y Quốc gia quy định trên cơ sở các qui định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Y tế.
4. Các đơn vị khác được thành lập khi có nhu cầu và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 24. Số lượng người làm việc
1. Hằng năm, Phân Viện trưởng có trách nhiệm xây dựng Đề án vị trí việc làm cho phù hợp đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ của Phân Viện được giao để báo cáo Viện Pháp y Quốc gia xem xét, tổng hợp xây dựng Đề án vị trí việc làm chung của Viện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2.Trên cơ sở Đề án vị trí việc làm và số lượng người làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Viện trưởng Viện Pháp y Quốc gia tổ chức tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Chế độ tài chính
1. Phân Viện Pháp y Quốc gia thuộc Viện Pháp y Quốc gia, là đơn vị dự toán cấp 3, được Bộ Y tế cấp kinh phí hoạt động qua Viện Pháp y Quốc gia.
2. Phân Viện Pháp y Quốc gia có tài khoản riêng mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng theo quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính đối với đơn vị sự nghiệp y tế do ngân sách nhà nước theo qui định của Luật Ngân sách, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật và qui định hiện hành khác của Nhà nước.