Dưới đây là một số mẹo hay chữa bệnh bạn có thể tự áp dụng để chữa những bệnh thường gặp tại nhà trước khi tới gặp bác sĩ.
Tiến sĩ Raymond Casciari, Giám đốc y tế đã nghỉ hưu từng công tác tại bệnh viện St. Joseph, Quận Cam, California cho biết: "Bạn phải cẩn thận với các biện pháp khắc phục sức khỏe tại nhà vì chúng thường không được hỗ trợ bởi các nghiên cứu có kiểm soát".
Tuy nhiên, với một vài tại nhà như dưới đây đã được nghiên cứu và cho thấy có tác dụng trong việc trị bệnh. Nó cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản phí không hề nhỏ.
1. Nhai kẹo cao su khi gặp chứng ợ nóng
Nếu bạn có cảm giác nóng trong cổ họng sau khi ăn một bữa ăn nhiều chất béo thì bạn hãy nhai kẹo cao su. Theo kết quả chung của nhiều nghiên cứu thì sự trào ngược axit ở những người nhai kẹo cao su không đường sau bữa ăn được giảm xuống. Điều này sẽ giảm chứng ợ nóng tốt hơn so với những người không nhai kẹo.
Tiến sĩ Casciari nói: "Nước bọt tiết ra khi bạn nhai kẹo cao su thực sự có tác dụng làm giảm axit trào ngược”.
2. Sử dụng bột yến mạch hoặc dưa chuột khi bị dị ứng ngoài da
Trong yến mạch có hợp chất chống viêm có hiệu quả khi áp dụng trực tiếp lên da.
Casciari nói: "Đây là một trong những phương pháp tốt để trị chất độc gây ra do cây thường xuân hoặc da bị kích ứng, và nó cũng có thể giúp trị ngứa cho một số người bị chàm bội nhiễm. Hãy dùng một chén yến mạch xay nhuyễn hòa với nước ấm có sẵn trong bồn tắm nhé”.
Một phương thuốc ít được biết đến để giảm đau do cháy nắng là dưa chuột. Vì dưa chuột có hàm lượng cao nên có thể giảm tình trạng nóng rát da khi cháy nắng. Sau khi xay dưa chuột thành dạng lỏng, hãy đắp nó vào vùng da bị cháy nắng.
Theo Casciari cho biết thì bột yến mạch và dưa chuột sẽ có tác dụng làm dịu và làm mát ngay lập tức.
Nếu bạn dễ bị say tàu xe, rễ gừng có thể làm giảm các triệu chứng của bạn. Trong một nghiên cứu nhỏ được công bố trên Tạp chí Sinh lý học của Mỹ, các nhà nghiên cứu bằng cách cho các đối tượng ăn một bữa ăn lớn sau đó tiêm vasopressin, một loại hormone có thể gây buồn nôn. Kết quả cho thấy gừng giúp ngăn ngừa hiên tượng buồn nôn ngay cả khi hiện tượng này gây ra bởi vasopressin.
Mặc dù đây là một nghiên cứu nhỏ, nhưng Casciari nói rằng "Tôi rất hay sử dụng gừng bởi vì tôi hay bị say máy bay và say sóng, và tôi thấy gừng thực sự có hiệu quả trong việc chống buồn nôn". Ông cho biết bạn hãy ăn kẹo gừng, hoặc hòa tan một muỗng cà phê bột gừng trong một cốc nước hoặc trà để uống nhằm giúp bạn tránh bị say tàu xe.
4. Nước muối trị tắc nghẽn xoang
Theo nghiên cứu năm 2002 trong tạp chí Family Practice, rửa mũi bằng dung dịch nước muối sẽ làm thuyên giảm các triệu chứng của tắc nghẽn xoang và cải thiện chất lượng cuộc sống. Để trị xoang với nước muối mặn, bạn hãy sử dụng một nửa thìa cà phê muối hòa với nước ấm sau đó bạn dùng dung dịch đó nhỏ dần vào mũi của bạn để rửa hằng ngày nhé.
5. Dấm, rượu táo cho người bị nấm móng tay hoặc mụn trứng cá
Casciari nói: "Dấm, rượu táo được coi như là một chất kháng sinh. Nó có một số ứng dụng, một trong những lợi ích hiệu quả nhất có thể nói đến là nó trị nấm móng tay. Để điều trị nấm, ngâm ngón chân hoặc ngón tay trong giấm táo trong 20 phút, hai lần một ngày cho đến khi các triệu chứng dần biến mất.
Bạn cũng có thể sử dụng giấm táo để chống lại mụn trứng cá. "Dấm táo có tính chất làm se và giết chết các vi khuẩn trên da của bạn. Nó cũng giúp co lại các mạch máu xung quanh các mụn trứng cá và làm cho các vết sưng nhỏ hơn”, Tiến sĩ Casciari cho biết.
6. Nước ép của quả anh đào chua trị chứng mất ngủ
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí nghiên cứu về dinh dưỡng ở châu Âu năm 2011cho thấy nước ép anh đào làm tăng nồng độ melatonin trong cơ thể. Melatonin là một hormone có khả năng điều hòa nhịp ngủ – thức của cơ thể.
Tác dụng quan trọng nhất của nước ép anh đào mà cũng đã được tìm thấy trong một nghiên cứu ngành công nghiệp tài trợ năm 2009 chỉ ra rằng nước ép anh đào chua giúp bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ hơn bình thường. Nếu bạn gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ vào ban đêm, bạn hãy thử uống một khẩu phần nước ép anh đào chua để có được một giấc ngủ thật sâu và đủ giấc.
Theo SKĐS