Buổi tối, tránh những chất béo và chỉ tập trung vào carbohydrate, những chất tạo đường chậm.
"Không ăn giữa các bữa”, lời khuyên này được các nhà dinh dưỡng đưa ra sau khi có một khẳng định mới gần đây của các nhà nghiên cứu ở California, Mỹ.
Nhóm chuột ăn vào bất cứ lúc nào đã phát triển nhiều hơn so với nhóm chỉ dùng bữa vào những giờ cố định và tuân thủ các thời điểm đói cách nhau 8 giờ giữa mỗi bữa ăn. Cả hai nhóm chuột ăn cùng những thực phẩm béo và do đó số lượng calo tương đương nhau. Bằng cách duy trì nhịp độ này trong 3 tháng, sự khác biệt giữa hai nhóm động vật gặm nhấm này nổi bật lên một điều: nhóm ăn bất cứ lúc nào đã tăng trọng lượng là 28% và có một lượng đường trong máu khá cao, có nguy cơ đái tháo đường cao. Nhóm thứ hai, những chú chuột được ăn vào những giờ đều đặn thì không tăng trọng nhiều và đã có được bảng sức khỏe chung rất tích cực.
Nghiên cứu này xác minh tầm quan trọng của đồng hồ sinh học trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, ăn đúng giờ không có nghĩa là ăn bất cứ cái gì: bữa sáng nên ăn đầy đủ protein, carbohydrate và chất béo (với số lượng hợp lý). Bữa trưa, ăn nhẹ, tránh các chất béo dư thừa khó tiêu cho cơ thể. Còn buổi tối, tránh những chất béo và chỉ tập trung vào carbohydrate, những chất tạo đường chậm.
Theo SKĐS .