Tin tức khác

Bài thuốc từ tổ rồng

9 năm trước | 638

Theo y học cổ truyền, tổ rồng có vị đắng, tính ấm, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, hành huyết, phá ứ, cầm máu, khu phong, trừ thấp và giảm đau. 
Bài thuốc từ tổ rồng
Theo y học cổ truyền, tổ rồng có vị đắng, tính ấm, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, hành huyết, phá ứ, cầm máu, khu phong, trừ thấp và giảm đau. Có công dụng chữa thận hư (suy giảm chức năng nội tiết), tiêu chảy kéo dài, đòn ngã chấn thương, bong gân tụ máu, sai khớp gãy xương, đau nhức xương khớp,...
Bài thuốc từ tổ rồng
Tổ rồng còn có tên là tổ phượng, tắc kè đá vì cây thường sống trên các hốc đá hoặc trên đám rêu, đông y gọi là bổ cốt toái hay cốt toái bổ. Là loại cây sống lâu năm, có thân rễ dạng mầm, phủ nhiều vẩy màu vàng bóng. Có 2 loại lá: lá không cuống, màu nâu, hình trứng, dài 5 - 8 cm, rộng 3 - 6 cm, phía cuống hình tim có gân nổi rõ; loại lá màu xanh nhẵn, đơn, xẻ thùy lông chim, dài 25 - 40 cm, cuống lá có dìa, có thùy thuôn, tù ở đầu, có mang ổ bào tử xếp thành hàng ở mỗi bên gân chính. Cây mọc hoang ở khắp núi đá, trên cây hay dọc suối ở rừng núi nước ta.
Để làm thuốc, khi thu hái mang về phải rửa sạch đất cát, bóc bỏ lá, phơi khô ngay. Sau khi khô, hơ qua lửa cho cháy hết lông nhỏ phủ xung quanh là được. Khi dùng, thái thành lát nhỏ.
Một số bài thuốc có tác dụng bổ thận
Bài 1: Chữa ù tai, đau lưng do chứng thận hư: Tổ rồng, thái nhỏ tán bột 4 - 6g, bầu dục lợn 1 cái. Đổ tổ rồng đã tán nhỏ nhồi vào trong bầu dục lợn, nướng hoặc đem hấp cách thủy chín. Ăn ngày 1 quả, ăn cách ngày, 5 ngày 1 liệu trình.
Bài 2: Chữa nhức răng chảy máu chân răng (Trường hợp thận hư, dương phù sinh đau răng, chảy máu chân răng, răng lung lay): Tổ rồng khoảng 16g (có thể hơn để dùng dần), giã nhỏ, sao đen, tán thành bột mịn, xát vào lợi, ngày 2 lần, sáng và tối trước khi đi ngủ đã chải sạch răng.
Bài thuốc từ tổ rồng
Tổ rồng qua sơ chế.
Ngoài ra, dùng thêm bài thuốc: Tổ rồng 16g, thục địa 16g, đơn bì 12g, sơn dược 12g, tế tân 2,4g, bạch linh 12g, trạch tả 12g, sơn thù 12g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ 700ml nước sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng 10 ngày một liệu trình.
Bài 3: Chữa mỏi gối, nhức xương khớp do thận hư: Tổ rồng 16g, rễ cỏ xước 12g, cẩu tích 20g, dây đau xương 12g, rễ gối hạc 12g, thỏ ty tử 12g, hoài sơn 20g, tỳ giải 16g, đỗ trọng 16g. Tất cả cho vào ấm, đổ 550ml nước sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. 10 ngày 1 liệu trình.
Bài 4: Đau người ê ẩm do ngã: Tổ rồng 15g,  sinh địa 10g, lá sen tươi 10g,  trắc bá tươi 10g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Lưu ý: Người âm hư, huyết hư đều không dùng được. 

Theo SKĐS

Đóng góp & Phản hồi bài viết:

Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để được rõ nghĩa hơn.

Các bài viết khác

Danh sách thực phẩm tồi tệ làm phí công tập Gym của bạn (12/5)

Hà Nội: Chiếc điện thoại "tố" nơi ẩn nấp của kẻ sát nhân (12/5)

Cách phát hiện sớm ung thư dạ dày (11/5)

Tại sao khi uống rượu không nên ăn thịt (10/5)

2 người tâm thần đâm nhau chết ở bệnh viện (10/5)

Nam thanh niên giết bạn, giấu xác trong rừng cao su (10/5)

Xác định nguyên nhân ban đầu trẻ 2 tháng tử vong sau khi tiêm vaccine (10/5)

Trẻ 11 tuổi tử vong vì bị bệnh dại do mèo cào (10/5)

Uống gì vào buổi sáng để tốt cho sức khỏe? (6/5)