Tin tức khác

Cần thống nhất hệ thống pháp y từ trung ương đến địa phương

12 năm trước | 1297

Dự thảo Luật Giám định tư pháp đã được trình cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII và dự kiến sẽ thông qua tại Kỳ họp thứ 3  
Cần thống nhất hệ thống pháp y từ trung ương đến địa phương
Dự thảo Luật Giám định tư pháp đã được trình cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII và dự kiến sẽ thông qua tại Kỳ họp thứ 3 . Đây là dự luật khá quan trọng nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã thận trọng lấy thêm ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội, nhưng vẫn còn nhiều ý kiến với lập luận khác nhau. Báo Pháp luật Việt Nam xin trích đăng ý kiến của PGS.TS.NGƯT Trần Văn Liễu - Chủ tịch Hội pháp y học Việt Nam về Dự thảo Luật này.
 
Một ca giám định pháp y. Ảnh minh họa
Một ca giám định pháp y. Ảnh minh họa
Giao y tế sẽ bảo đảm khách quan

Số đại biểu Quốc hội nói về cần phải giữ pháp y công an cấp tỉnh, vì pháp y công an biết bảo vệ hiện trường, biết truy nguyên dấu vết nóng, biết điều tra truy tìm người phạm tội, có trình độ giám định hung khí tại hiện trường, có tính kỉ luật cao…
 
Đây đều là nhiệm vụ của kỹ thuật hình sự (KTHS), của điều tra viên, chứ hoàn toàn không phải chức năng, nhiệm vụ của pháp y.  Nếu quả thực như vậy là pháp y công an với KTHS đã “nhất thể hóa”, trưng cầu pháp y theo quy định của pháp luật có cần thiết nữa không?
 
Có đại biểu cho rằng, đội ngũ giám định viên pháp y trong Phòng KTHS Công an cấp tỉnh hoàn toàn độc lập với cơ quan điều tra. Nhưng thực tế, qua khảo sát hoạt động pháp y công an và pháp y y tế cấp tỉnh của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho thấy giám định pháp y công an còn khép kín.
 
Đối với pháp y y tế, trước hết là cơ quan chuyên môn thuần túy, hoàn toàn độc lập không phụ thuộc vào lương bổng, cấp bậc, vào cơ quan tố tụng. Pháp y còn chịu sự giám sát của cơ quan công an, Viện kiểm sát, Thanh tra y tế và của chuyên khoa sâu mà nạn nhân đang khám hoặc đang điều trị như chuyên khoa tim mạch, chuyên khoa sản, chuyên khoa nội… nên đảm bảo được tính khách quan.
 
Tránh đầu tư dàn trải.

Kết quả khảo sát của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cũng chỉ rõ: “Về lực lượng bác sĩ pháp y giữa tổ chức giám định pháp y y tế và pháp y ngành Công an có sự chênh lệch khá lớn về số lượng. Trong khi tổ chức giám định pháp y Sở Y tế có tới hàng chục giám định viên, thì đội ngũ giám định viên pháp y thuộc Phòng KTHS Công an các tỉnh gặp nhiều khó khăn về nhân lực, có nơi không có giám định viên pháp y, có nơi chỉ có 1 giám định viên pháp y, nhưng khi nghỉ chế độ thì không tìm được nguồn bổ sung.
 
Do tình trạng quá thiếu cán bộ, dẫn đến một số trường hợp phải bổ nhiệm giám định viên không đủ tiêu chuẩn. Đối với Phòng KTHS Công an cấp tỉnh, đa số mới chỉ trang bị cho giám định pháp y ở mức độ tối thiểu như giường khám, bộ đồ mổ pháp y, cưa xương chạy bằng điện, máy ảnh… Giám định pháp y tử thi mới thực hiện ở mức độ đại thể, các trường hợp khó khăn phức tạp, lực lượng pháp y công an chưa đủ năng lực thực hiện.
 
Pháp y y tế đã thành lập Trung tâm Pháp y tỉnh, trụ sở làm việc có nơi còn chung với Trung tâm Giám định y khoa, cơ sở vật chất ngoài trang bị tối thiểu giường khám bệnh, bộ đồ mổ, còn có máy ảnh kĩ thuật số, kính hiển vi, máy chiếu, trong nhiều hoạt động giám định, Trung tâm vẫn phải sử dụng trang thiết bị và phương tiện của Bệnh viện đa khoa tỉnh.
 
Như vậy, nếu pháp y công an cấp tỉnh hội nhập với Trung tâm Pháp y y tế cấp tỉnh không có thiệt thòi đáng kể nào cho cơ quan công an, cả về cơ sở vật chất lẫn chất xám, hơn nữa lại tiết kiệm cho Nhà nước, tránh được đầu tư dàn trải. Mặt khác sẽ giúp cho pháp y y tế mạnh lên, phục vụ ngày càng tốt hơn cho cơ quan điều tra.
 
Dĩ nhiên, Nhà nước phải có cơ chế, chế độ, chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ pháp y công an khi thuyên chuyển. Thiết nghĩ, việc tổ chức thống nhất hệ thống pháp y từ trung ương đến địa phương là phương án tối ưu vì lợi ích chung của đất nước đổi mới, xây dựng hệ thống pháp y Việt Nam chính quy, hiện đại, chuyên nghiệp hóa, ngang tầm với pháp y các nước trong khu vực và trên thế giới.
 
Xin mượn lời phát biểu của đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình Lê Khánh Nhung để kết lại như sau: “Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhận định tập trung hoạt động giám định pháp y ở cấp tỉnh vào một đầu mối là một định hướng đúng đắn, khó khăn vướng mắc đối với phương án này là vấn đề tổ chức giám định pháp y cấp tỉnh thuộc ngành y tế chưa được kiện toàn. Theo tôi nghĩ, tổ chức chưa được kiện toàn đầy đủ thì đây chính là cơ hội để kiện toàn, là thời điểm để đặt pháp y đúng vị trí. Tôi chỉ sợ định hướng không đúng đắn, nếu đã chắc chắn rồi thì chúng ta phải làm, quyết tâm làm cho bằng được và đây cũng là nhiệm vụ của ngành y tế phải hoàn thành”.

 
PGS.TS.NGƯT Trần Văn Liễu - Chủ tịch Hội pháp y học Việt Nam 


Theo PhápluậtVN.

Đóng góp & Phản hồi bài viết:

Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để được rõ nghĩa hơn.

Các bài viết khác

Danh sách thực phẩm tồi tệ làm phí công tập Gym của bạn (12/5)

Hà Nội: Chiếc điện thoại "tố" nơi ẩn nấp của kẻ sát nhân (12/5)

Cách phát hiện sớm ung thư dạ dày (11/5)

Tại sao khi uống rượu không nên ăn thịt (10/5)

2 người tâm thần đâm nhau chết ở bệnh viện (10/5)

Nam thanh niên giết bạn, giấu xác trong rừng cao su (10/5)

Xác định nguyên nhân ban đầu trẻ 2 tháng tử vong sau khi tiêm vaccine (10/5)

Trẻ 11 tuổi tử vong vì bị bệnh dại do mèo cào (10/5)

Uống gì vào buổi sáng để tốt cho sức khỏe? (6/5)