Những nhận xét về thành tựu của con người
Như trên đã trình bày, quá trình lão hóa là tất yếu không thể đảo ngược. Tuy nhiên, quá trình sống của con người hình thành những phản xạ có điều kiện. Tùy mức độ thích nghi với môi trường bên ngoài, nhất là những cá thể được rèn luyện, sẽ tạo ra các phản ứng chuẩn xác và càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Những phản xạ được thiết lập trở nên chính xác, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Tùy theo đòi hỏi về nghề nghiệp, thành tựu của con người được tối ưu theo từng lứa tuổi được quan sát như sau:
Tuổi tối ưu của vận động viên điền kinh, bóng đá trung bình là 25 tuổi. Điều này phù hợp với sự phát triển năng lực của cơ xương khớp do sức căng, độ dẻo, độ bền, tối ưu và đầy đủ nhất ở lứa tuổi này.
Người cao tuổi sống vui - khỏe.
|
Tuổi tối ưu của vận động viên đấm bốc và thủ quân bóng đá là 30 tuổi vì đòi hỏi phải có mưu mẹo, có phản xạ chính xác và có kinh nghiệm.
Những người lao động cơ bắp, lao động đơn giản: Năng suất tối ưu ở 45 tuổi.
Những người lao động chân tay đòi hỏi kỹ thuật và kỹ năng, tuổi tối ưu từ 50- 55 tuổi.
Những nhà tri thức, nhà kinh doanh và nhà quản lý: Tuổi tối ưu từ 55-65 tuổi.
Đặc biệt, nghiên cứu năng suất lao động của nhóm tri thức, kinh doanh, quản lý thấy năng suất lao động tăng từ 100% ở tuổi 60 lên đến 105% ở tuổi 65. Mặc dù 50-60 tuổi, sự xuống cấp của nhiều cơ quan bộ phận nhưng hiệu suất làm việc của con người vẫn tăng lên do tính chuẩn xác và kinh nghiệm (Accuracy & expenrience). Sau tuổi 65, hiếm có người nào tiếp tục nâng cao hiệu suất lao động.
Một số bàn luận
Luật Lao động sửa đổi của Việt Nam đã được thông qua năm 2011, đã có điều khoản kéo dài tuổi nghỉ hưu cho một số đối tượng là tri thức, giảng viên, nhà quản lý. Điều này cũng phù hợp với những quan sát khoa học. Dựa vào tính tối ưu của từng lứa tuổi, người sử dụng lao động cần biết và phân công nhiệm vụ cho thỏa đáng.
Năm 79 tuổi, Hồ Chủ tịch viết di chúc nhắc lời của Đỗ Phủ đời nhà Đường (thế kỷ 8): “Nhân sinh thất thập cổ lai hy”. Việt Nam vừa vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sống thọ trên 102 tuổi. Tuổi thọ của Việt Nam sẽ tăng lên nhanh chóng như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản (trên 80 tuổi).
Cuộc sống khó khăn, thiếu lành mạnh làm giảm tuổi thọ như: đói nghèo, bệnh tật, nghiện hút. Lối sống bất cẩn cũng đã giết hại nhiều trẻ em và thanh niên như: chết đuối, tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông. Lạm dụng rượu, thuốc lá, ăn nhiều hoạt động ít, lạm dụng thẩm mỹ, lạm dụng thuốc gây nghiện, tình dục bừa bãi cũng gây hại và giết người không ít.
Việt Nam có truyền thống kính trọng người cao niên. Già làng, trưởng bản luôn luôn được lắng nghe. Nhà nước đã dành một số chính sách ưu tiên chăm sóc người cao tuổi đã đạt được thành tích đáng kể. Xin góp nhặt một số thông tin tham khảo để nâng cao sức khỏe tuổi vàng.
PGS.TS. Đoàn Hữu Nghị (Giám đốc Bệnh viện E TW)
Theo SKĐS