Chiều tối 7/2 (tức ngày 8 tháng Giêng âm lịch), hàng ngàn người đến tổ đình Phúc Khánh (quận Đống Đa, Hà Nội) làm lễ giải hạn sao La Hầu. Tuy nhiên sau buổi lễ, thay vì xếp hàng xin lộc, mọi người lại ào ào, chen lấn khiến nơi cửa chùa mất đi sự linh thiêng, tĩnh lặng...
Theo quan niệm, mỗi năm có một vì sao chiếu mệnh vào một tuổi của từng người, tùy theo tuổi sẽ có sao chiếu tương ứng tốt hay xấu. Nếu bị sao xấu chiếu mệnh xấu phải cúng sao giải hạn, nếu sao tốt sẽ cầu cho an bình.
Buổi lễ chính thức bắt đầu vào lúc 19h và kết thúc 20h, nhưng ngay từ chiều 7/2, tại tổ đình Phúc Khánh (Đống Đa, Hà Nội) đã đông nghịt người đến dâng sao giải hạn.
Từ trong khuôn viên của chùa và phía ngoài đường Tây Sơn (chân cầu vượt Ngã Tư Sở) không còn một chỗ trống, những người đến muộn phải đứng từ ngoài đường vái vào. Từ già đến trẻ, ai cũng một lòng thành kính.
Gần kết thúc buổi lễ, trời đổ mưa nhẹ nhưng mọi người vẫn đứng tại chỗ vái vọng vào. Khi kết thúc buổi lễ, người dân bắt đầu ào ào vào bàn xin lộc ngay gần cổng chùa ngoài đường Tây Sơn. Ai cũng chen vào xin lộc trước mà không xếp hàng tuần tự dù lộc có rất nhiều, khiến buổi lễ dâng sao giải hạn mất đi sự linh thiêng.
Người dân chen nhau vào xin lộc trước cổng tổ đình Phúc Khánh, Hà Nội
Năm nay lực lượng
an ninh phường Đống Đa đã có mặt từ sớm để đảm bảo giao thông, hướng dẫn các phương tiện không đi dưới chân cầu vượt (Ngã Tư Sở) mà phải đi thẳng lên cầu. Chính vì vậy không còn cảnh tắc đường như mọi năm vì người dân ngồi tràn hết cả ra lòng đường.
Chị Lê Ngọc Bích (Định Công, Hà Nội) cùng 2 con đến cầu bình an cho chồng đi làm xa cho biết: "Năm nào cả gia đình cũng đến đây để làm lễ, dâng sao giải hạn, chồng tôi năm nay dính vào sao La Hầu - sao này năm nay rất nặng, phải làm lễ, cầu cho điều xấu không đấn với chồng mình".
Đứng từ phía ngoài hướng vào cửa chùa, bà Lê Thị Lan (đường Láng, Hà Nội) cho biết: "Tổ đình Phúc Khánh rất thiêng, chính vì vậy năm nào tôi cũng đến đây dâng sao giải hạn, tôi chỉ cầu duy nhất là gia đình được bình an, sức khỏe chứ không cầu lộc, cầu tài. Cầu gì thì cầu nhưng sống phải có đạo đức, đúng như Phật đã dạy".
Phía ngoài đường Tây Sơn, hàng nghìn người đứng, ngồi tràn cả ra mặt đường
10.000 đồng/chiếc ghế là giá phải trả để không phải ngồi xuống lòng đường
Các phương tiện phải đi thẳng lên cầu vượt, tránh gây ùn tắc
19h, buổi lễ bắt đầu, ai cũng thành tâm chắp tay hướng vào phía trong chùa
Chị Nga (Thái Thịnh, Hà Nội) vừa dọn hàng về, mang cả xe hàng vào khấn, cầu bình an cho mọi người trong gia đình
Nhiều người đội nguyên mũ bảo hiểm trên đầu
Bà Lan (đường Láng, Hà Nội) cho biết bà không cầu tài, cầu lộc mà chỉ cầu cho mọi người trong gia đình được bình an
Nhiều bạn trẻ cũng cầu sự bình an
Chị Bích cùng 2 con gái, chắp tay cầu khấn cho chồng mình làm ăn xa được bình an vô sự
Gần kết thúc buổi lễ có mưa nhẹ không làm giảm đi sự thành kính của mọi người
20h buổi lễ kết thúc, mọi người bắt đầu chạy về bàn xin lộc
Ai cũng muốn lấy lộc trước
Nhiều người còn tự lấy chứ không đợi phát lộc
Người già, người trẻ... chen nhau lấy lộc
Đã là lộc thì chỉ cần một ít cũng tốt.
Giấy, báo nằm la liệt trên mặt đường sau buổi lễ
Theo Khampha.vn