Tin tức khác

Chuyện ít biết về vắc-xin

11 năm trước | 835

LTS: Sau hơn 20 năm sản xuất và sử dụng, vắc-xin viêm não Nhật Bản của Việt Nam sản xuất đã góp phần bảo vệ hàng chục triệu trẻ em với hiệu quả 97,95% và cũng đa được xuất khẩu sang Ấn Độ hơn 5 triệu liều. Thế nhưng, vừa đây không ít ý kiến cho rằng vì sao Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên dần thay thế vắc-xin bất hoạt tinh khiết từ não chuột bằng vắc-xin bất hoạt tinh khiết từ tế bào Vero, nhưng chúng ta vẫn sử dụng vắc-xin thế hệ cũ trong tiêm chủng mở rộng? Để giúp bạn đọc có thông tin chuẩn xác về vấn đề này, tránh lo lắng không cần thiết, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của GS.TS. Huỳnh Phương Liên, một trong các chuyên gia đầu ngành về vắc-xin và sinh phẩm y tế. 
Chuyện ít biết về vắc-xin
Bệnh viêm não Nhật Bản (VNNB) lưu hành tại nhiều nước trên thế giới, bao gồm khu vực Tây Thái Bình Dương, phía Đông Liên bang Nga, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á ... đến năm 1998 bệnh đã xuất hiện tại châu Úc. Hiện nay trên thế giới có khoảng 3 tỷ người sống trong vùng có lưu hành dịch. Hàng năm có khoảng 50.000 ca mắc, trong đó khoảng 10.000 ca tử vong, số còn lại khoảng 50% để lại di chứng thần kinh.
Cũng như các bệnh do virut nói chung, bệnh viêm não Nhật Bản cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Việc tiêu diệt véctơ truyền bệnh là muỗi hoặc tiêm phòng cho lợn là ổ chứa virut còn nhiều hạn chế. Do vậy, việc gây miễn dịch chủ động bằng vắc-xin cho người là biện pháp có hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh.
Chuyện ít biết về vắc-xin 1
 Dây chuyền sản xuất vắc-xin viêm não Nhật Bản.
Thế giới đang sử dụng vắc-xin viêm não Nhật Bản loại nào?
Vắc-xin sống giảm độc lực sản xuất trên tế bào thận chuột đất vàng tiên phát tại Trung Quốc: Hiện vắcxin sống giảm độc lực trên tế bào thận chuột hamster tiên phát (PHK) chủng virut SA14-14-2 đang sử dụng ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nepal và Srilanca. Đã xuất hiện các phản ứng phụ, như tại Ấn Độ 450 ca/9 triệu liều, trong đó 62 ca nhập viện và 22 ca tử vong; tại Nepal sau tiêm bị viêm não một số trường hợp nhưng chưa xác định viêm não do chủng vắc-xin SA14- 14-2 hay chủng hoang dại. Vắc-xin này rất rẻ, chỉ khoảng 17cen/liều. Đã có nhiều tranh cãi về vắc-xin sống giảm độc lực. Đây là loại virut có tính chất gây bệnh rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong 20 - 30% và 30 - 50% đã để lại di chứng thần kinh, gánh nặng đối với gia đình và xã hội. Câu hỏi đặt ra là: virut SA14-14-2 đột biến và gây ra viêm não thì sẽ như thế nào?
Vắc-xin bất hoạt sản xuất trên tế bào Vero: Một vắc-xin mới được Viện Biken, Kaketsuken của Nhật Bản và Intercell của Áo nghiên cứu sản xuất đó là vắc-xin VNNB bất hoạt sản xuất trên tế bào Vero nhằm thay thế vắc-xin từ não chuột. Vắcxin của Intercell do hãng Novartis sản xuất đã được FDA (Hoa Kỳ) cấp phép lưu hành trên thị trường quốc tế năm 2009. Vắc-xin của Biken và Taketsuken đã có giấy phép sử dụng tại Nhật Bản năm 2009 và 2011. Đây là vắc-xin an toàn và đáp ứng miễn dịch cao đang được quan tâm để phòng bệnh VNNB rộng rãi trên thế giới. Tỷ lệ đáp ứng miễn dịch sau 2 mũi tiêm đạt 95%.
Vắc-xin bất hoạt tinh khiết sản xuất từ não chuột: Vắc-xin này được cấp giấy chứng nhận năm 1954 ở Nhật Bản và năm 1992 ở Mỹ, đây là loại vắc-xin bất hoạt, tinh khiết được dùng ở nhiều nước trên thế giới. Chủng sản xuất là chủng Nakayama hoặc chủng Beijing 1. Vắcxin an toàn và đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm 2 mũi là 91% sau khi tiêm mũi 3 là 97%.
Loại vắc-xin VNNB Việt Nam đang sản xuất và sử dụng
Việt Nam nghiên cứu phát triển vắc-xin VNNB từ năm 1989 nhờ sự tài trợ của WHO để tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin VNNB từ não chuột. Kết quả thử nghiệm lâm sàng đánh giá phản ứng phụ, hiệu lực của vắc-xin và khả năng bảo vệ của vắc-xin trên trẻ từ 2 - 4 tuổi: phản ứng phụ chủ yếu là sốt; các phản ứng khác như sưng vùng tiêm, đau cơ chỗ tiêm, đau đầu, ớn lạnh, đau bụng, phát ban, choáng... đều không xuất hiện trong thời gian theo dõi một tháng. 100% trẻ có đáp ứng kháng thể, kể cả trẻ có kháng thể dương và trẻ có kháng thể âm ở máu nền.
Một nghiên cứu do Nguyễn Thu Yến, Hoàng Thủy Nguyên, Trần Văn Tiến và cộng sự tiến hành trong hai vụ dịch tại 27 xã ở huyện Gia Lương, tỉnh Hà Bắc năm 1993 và 1994 cho thấy: năm 1993 có 43 trẻ mắc, 2 trẻ tử vong và năm 1994 có 25 trẻ mắc, có 1 trẻ tử vong, trong đó không có trẻ nào đã tiêm vắc-xin VNNB. Với 10.615 trẻ đã tiêm vắcxin VNNB (JEVAX) đã được bảo vệ qua hai mùa dịch.
Sau 20 năm sản xuất và sử dụng vắc-xin, 100% loạt vắc-xin xuất xưởng đạt chất lượng của WHO. Hiệu quả bảo vệ 97,95% (Nguyễn Thu Yến). Năm 1997, vắc-xin VNNB được đưa vào Chương trình TCMR. Tổng kết của Chương trì nh TCMR trong 10 năm, có 7,7 triệu trẻ em đã tiêm chủng 2 - 3 liều vắcxin VNNB. Năm 1997 vớ i 1,9% số huyện, đến năm 2008 đã phủ vắcxin tớ i 70% số huyện, đến nay 100% số huyện được tiêm vắc-xin VNNB. Nhờ đó, số ca mắc VNNB đã giảm rõ rệt. Giám sát bệnh VNNB tại huyện Gia Lương, tỉnh Hà Bắc số mắc/100.000 dân cho thấy: trước tiêm chủng, tỷ lệ mắc là 24/100.000 dân, từ năm 1993 - 1999 với tỷ lệ tiêm vắc-xin đạt 57,9% trẻ 1 – 5 tuổi, tỷ lệ mắc giảm 1,4/100.000 dân và từ năm 2000 - 2008 không có ca mắc VNNB được ghi nhận ở Gia Lương. Để bảo vệ thành quả này, trẻ em cần được tiêm chủng vắc-xin VNNB như Chương trình TCMR đã thực hiện.
Tại Việt Nam, vắc-xin VNNB bất hoạt sản xuất từ não chuột đạt chất lượng cao và rất an toàn, do vậy đã xuất khẩu hơn 5 triệu liều sang Ấn Độ, là loại vắc-xin duy nhất xuất khẩu được sản xuất tại Việt Nam. Hơn 20 năm sử dụng vắc-xin VNNB với số lượng hơn 40 triệu liều, nhưng chưa có trường hợp nào có tai biến cũng như tử vong sau khi tiêm vắc xin.
Đã có một số tranh luận về vắcxin sản xuất từ não chuột. Mặc dù vắc-xin rất tinh khiết, virut đã bất hoạt hoàn toàn, nhưng vắc-xin vẫn có rất ít phản ứng phụ không mong muốn ở nhóm nhạy cảm như người Mỹ và ngườ i châu Âu. Các đối tượ ng này rất nhạy cảm với protein não chuột tuy v i hàm lượng rất nhỏ, đã gây ra viêm não tủy rải rác cấp tính sau tiêm vắc-xin (acute disseminated encephalomyelitis).
Mặc dù những thành công trong phòng bệnh rất lớn, nhưng năm 2005, Chính phủ Nhật Bản tạm dừng sản xuất vắc-xin VNNB từ não chuột nhằm tránh các phản ứng viêm não tủy rải rác cấp tính (ADEM) cho dù tỷ lệ này rất thấp (1/50.000 - 1/100.000 ca). Hội đồng tư vấn toàn cầu về an toàn của vắc-xin cho rằng không có đủ minh chứng để kết luận hoặc thay đổi khuyến cáo tiêm chủng hiện nay đối với vắc-xin VNNB. Do vậy, đến năm 2010 Nhật Bản lại được phép sản xuất và sử dụng cả hai loại vắc-xin: Vắc-xin bất hoạt sản xuất trên não chuột và vắc-xin bất hoạt sản xuất trên tế bào Vero. Hiện nay WHO khuyến cáo, dần từng bước thay thế vắc-xin VNNB trên não chuột bằng vắc-xin bất hoạt trên tế bào Vero. Tuy nhiên, chưa có quyết định chính thức nào về việc dừng sản xuất và sử dụng vắc-xin sản xuất từ não chuột cho người.
Việt Nam đã sản xuất và sử dụng vắc-xin VNNB hơn 20 năm qua đã làm giảm tỷ lệ mắc VNNB từ 75% năm 1990, đến nay chỉ còn 7 - 15% trong số ca mắc hội chứng não cấp đã được xác định kháng thể đặc hiệu IgM kháng virut VNNB.
GS.TS. HUỲNH PHƯƠNG LIÊN
Vắc-xin bất hoạt sản xuất trên tế bào Vero đa được nghiên cứu sản xuất có kết quả ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu công nghệ sản xuất vắc-xin VNNB bất hoạt trên tế bào Vero đa được nghiệm thu xuất sắc và đa được Bộ Y tế đánh giá cao. Năm 2012, Hội đồng Khoa học Công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ chấp thuận cho triển khai đề tài ”Đánh giá tính an toàn và tính sinh miễn dịch trên người 3 giai đoạn” và có quyết định phê duyệt đề tài từ tháng 3 năm 2013. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có kinh phí để triển khai đề tài. Việc đầu tư cơ sở vật chất cho một vắc -xin mới không dễ dàng và nhanh chóng, phải theo một qui trình bắt buộc, để đi đến sản xuất được một vắc-xin dùng cho người. Trong lúc chờ đầu tư và chờ quyết định chính thức của WHO chúng ta vẫn sử dụng vắc-xin sản xuất từ não chuột phòng bệnh cho trẻ em.
 Theo SKĐS

Đóng góp & Phản hồi bài viết:

Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để được rõ nghĩa hơn.

Các bài viết khác

Danh sách thực phẩm tồi tệ làm phí công tập Gym của bạn (12/5)

Hà Nội: Chiếc điện thoại "tố" nơi ẩn nấp của kẻ sát nhân (12/5)

Cách phát hiện sớm ung thư dạ dày (11/5)

Tại sao khi uống rượu không nên ăn thịt (10/5)

2 người tâm thần đâm nhau chết ở bệnh viện (10/5)

Nam thanh niên giết bạn, giấu xác trong rừng cao su (10/5)

Xác định nguyên nhân ban đầu trẻ 2 tháng tử vong sau khi tiêm vaccine (10/5)

Trẻ 11 tuổi tử vong vì bị bệnh dại do mèo cào (10/5)

Uống gì vào buổi sáng để tốt cho sức khỏe? (6/5)