Tin tức khác

Công dân có thể được cấp thẻ căn cước từ khi chào đời

10 năm trước | 631
 
Thẻ căn cước sẽ thay thế chứng minh nhân dân và được cấp từ khi công dân chào đời - dự luật Căn cước công dân quy định.
Công dân có thể được cấp thẻ căn cước từ khi chào đời
 Dự luật Căn cước công dân vừa được Chính phủ trình Quốc hội chiều 4/6 trong khuôn khổ kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII. Nếu được thông qua, luật sẽ có hiệu lực từ 1/7/2015.
Theo Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, thẻ căn cước được cấp theo bốn giai đoạn phát triển của công dân: 0-14 tuổi; 15-25 tuổi; 25-70 tuổi (15 năm đổi một lần) và trên 70 tuổi (không xác định thời hạn sử dụng).
Với người dưới 15 tuổi, thẻ căn cước sẽ có thông tin về mã số định danh cá nhân và nhân thân. Người đủ 15 tuổi sẽ làm thủ tục đổi thẻ, trong đó bổ sung thông tin về đặc điểm nhân dạng, vân tay.
Ngoài mã định danh, trên thẻ căn cước có họ tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, nơi thường trú... được tích hợp từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Sau khi hoàn thành tích hợp dữ liệu, thẻ căn cước có thể thay thế sổ hộ khẩu và một số giấy tờ khác.
Can-cuoc-cong-dan-5635-1398390-6404-8447
Mặt trước thẻ Căn cước công dân.
Mã định danh cá nhân là một dãy gồm 12 số tự nhiên, do Bộ Công an quản lý thống nhất trên toàn quốc và không cấp trùng, sẽ giúp công dân thuận tiện khi giải quyết các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự.
Bên cạnh đó, chứng minh nhân dân được cấp trước ngày triển khai dự luật vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định, nếu công dân không đổi sang căn cước. “Điều này để tránh gây xáo trộn cho công dân trong các giao dịch”, Bộ trưởng Trần Đại Quang nhấn mạnh.
Thẩm tra dự luật, Ủy ban Quốc phòng An ninh nhận định, việc cấp thẻ căn cước công dân, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và mã định danh cá nhân giúp việc quản lý dân cư trong tương lai đơn giản, thuận tiện, thay thế được nhiều loại giấy tờ cá nhân như giấy khai sinh, chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu...
Dẫu vậy, Chủ nhiệm Nguyễn Kim Khoa cùng nhiều thành viên Ủy ban cho rằng, thời điểm hiệu lực 1/7/2015 khó khả thi, cần thêm thời gian chuẩn bị khoảng 6 tháng nữa.
Bộ trưởng Trần Đại Quang cũng lo ngại, nhiều địa phương chưa có điều kiện cơ sở hạ tầng thông tin, vật chất, kỹ thuật và cán bộ quản lý để triển khai. Do đó, Bộ Công an sẽ báo cáo Thủ tướng cho phép duy trì các quy định của pháp luật hiện hành đến khi đủ điều kiện, chậm nhất là 1/1/2020. 

Theo Vnexpress

Đóng góp & Phản hồi bài viết:

Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để được rõ nghĩa hơn.

Các bài viết khác

Danh sách thực phẩm tồi tệ làm phí công tập Gym của bạn (12/5)

Hà Nội: Chiếc điện thoại "tố" nơi ẩn nấp của kẻ sát nhân (12/5)

Cách phát hiện sớm ung thư dạ dày (11/5)

Tại sao khi uống rượu không nên ăn thịt (10/5)

2 người tâm thần đâm nhau chết ở bệnh viện (10/5)

Nam thanh niên giết bạn, giấu xác trong rừng cao su (10/5)

Xác định nguyên nhân ban đầu trẻ 2 tháng tử vong sau khi tiêm vaccine (10/5)

Trẻ 11 tuổi tử vong vì bị bệnh dại do mèo cào (10/5)

Uống gì vào buổi sáng để tốt cho sức khỏe? (6/5)