Tin tức khác

"Điểm mặt" những loài cây độc nhất trên thế giới

9 năm trước | 883

 Trong thế giới thiên nhiên kỳ thú, có vô vàn loài cây có ích cho con người nhưng cũng đa dạng những loài cây chứa những độc tố kịch độc, có thể khiến con người tử vong nhanh chóng sau khi họ vô tình chạm hoặc ăn phải.
 Sau đây là danh sách những loài cây độc nhất trên thế giới mà giới khoa học "điểm mặt":
Năm 2014, một người làm vườn cho một tòa biệt thự thôn quê nước Anh tử vong đầy bí ẩn do suy tạng. Nguyên nhân cái chết của ông vẫn chưa được làm rõ, nhưng cuộc điều tra thu thập được những bằng chứng cho thấy có lẽ ông chết bởi một loài thực vật có hoa phổ biến thuộc họ mao lương hoa vàng.
"Điểm mặt" những loài cây độc nhất trên thế giới
Hoa của cây ấu tàu có hình giống như mũ choàng đầu của nhà sư
Cái cây giết người đó, cây ấu tàu (Aconitum), có hoa giống như mũ trùm đầu của nhà sư. Loài cây này còn được đặt những cái tên dữ dằn hơn như bả sói, mũ quỷ hay nữ hoàng độc dược. Chất độc có trong cây này có thể làm chậm nhịp tim dẫn tới tử vong.
Phần độc nhất là rễ cây, dù trên lá cũng chứa chất độc. Cả rễ lẫn lá đều có chứa chất tác động đến hệ thần kinh và có thể hấp thụ qua da. Các triệu chứng nhiễm độc ban đầu là ngứa ran và tê dại tại nơi tiếp xúc hoặc ói mửa dữ dội và bị tiêu chảy nếu chẳng may ăn phải.
Năm 2010, bà Lakhvir Singh bị kết tội sát nhân sau khi trộn ấu tàu Ấn Độ vào món cà ri của người tình. Ngoài việc gây ngộ độc đường tiêu hóa nặng, chất độc còn làm chậm nhịp tim, dẫn đến tử vong.
Nhưng không phải mọi trường hợp ngộ độc đều kết cục bi thảm. John Robertson, từng là chuyên gia chăm sóc các loại cây chứa độc tố, cho biết cơ chế ói mửa khiến nạn nhân có thể thoát chết khi bị ngộ độc.
"Tôi từng nói chuyện với một người ăn phải ấu tàu mà không chết," ông Robertson nói. "Một cặp vợ chồng đã trồng cây này ở vườn rau thơm cho đẹp và khi ra ngắt rau về ăn, bà vợ đã ngắt lẫn cả vài lá ấu tàu. Cả hai đã trong cơn nguy kịch suốt 24 giờ nhưng cuối cùng may mắn thoát chết”.
Về mặt lý thuyết, độc tố là nhằm bảo vệ cây. Ở một số loài, các hợp chất hoá học vốn để chống lại côn trùng và các loài vi sinh vật, cũng có khả năng gây hại tới các loài động vật lớn hơn. Thường thì hiện tượng gây độc diễn ra theo hình thức quang độc tính: hoá chất tiết ra từ cây nếu tiếp xúc với da người và gặp ánh sáng mặt trời sẽ gây bỏng.
Cần tây khổng lồ (giant hogweed, tên khoa học là Heracleum mantegazzianum) là loài điển hình cho kiểu độc chất này, nhưng những loài cây “hiền lành” như cà rốt, cần tây và chanh cũng có thể làm rộp da trong những điều kiện nhất định.
"Điểm mặt" những loài cây độc nhất trên thế giới
Cây cần tây khổng lồ
Một trong những loài cây mà con người không thể chạm vào bất kể điều kiện thời tiết ra sao, và hiện đang chiếm danh hiệu là loài cây nguy hiểm nhất thế giới, là cây Manchineel (tên khoa học là Hippomane mancinella) thuộc họ thầu dầu, mọc ở các vùng phía bắc Nam Mỹ cho đến Florida Everglades và khắp vùng Caribbe. Ở nhiều nơi trong vùng có cây này, người ta phải đặt biển cảnh báo với một chữ thập đỏ.
Trong tiếng Tây Ban Nha, cây này được gọi phổ biến với cái tên cây táo tử thần. Trong thành phần nhựa trắng sữa của cây có chứa chất phorbol gây kích ứng mạnh. Chỉ cần chạm vào cây cũng có thể gây dị ứng bỏng da. Trú ẩn bên dưới tán cây khi mưa rào cũng có thể gặp nạn vì nhựa cây ngay cả đã bị pha loãng trong mưa cũng vẫn gây ra mẩn ngứa kinh khủng.
"Điểm mặt" những loài cây độc nhất trên thế giới
Quả của cây Manchineel
Đốt cháy cây cũng không tác dụng gì, bởi khói bốc ra từ một cây Manchineel bị đốt có thể nhất thời gây mù mắt và các chứng khó thở nghiêm trọng ở người.
Nhựa cây dính vào da gây rất khó chịu, nhưng chí ít nó không làm ta mất mạng. Nguy hiểm thực sự là khi ăn phải quả cây. Do vậy, tên tiếng Tây Ban Nha là táo tử thần. Ăn vào sẽ bị nôn mửa và tiêu chảy, cơ thể mất nước dẫn tới suy kiệt không thể hồi phục.
Một trong những loài cây mà con người không bao giờ được phép đưa lên miệng nhấm thử là cây thầu dầu, hay còn gọi là cây đu đủ tía (Ricinus communis). Đây một loài cây bụi rất được ưa trồng làm cảnh trong vườn bởi có hoa lá đa sắc, từ xanh tới tím, với lá cây hình lá cọ và có hạt lởm chởm trông rất khác biệt.
"Điểm mặt" những loài cây độc nhất trên thế giới
Hạt thầu dầu chứa lượng độc tố cực mạnh, gây chết người
Những người ngộ độc từ cây này sẽ bị nôn mửa, tiêu chảy và co giật tới cả tuần, rồi tử vong vì suy tạng. Dầu thầu dầu, hay được dùng để tẩy ruột khẩn cấp, được chiết xuất từ hạt của cây này. Dầu này có chứa chất ricin cực độc, cho nên nó đoạt danh hiệu là loại cây chứa độc dược mạnh nhất thế giới.
Sau khi phần dầu có dược tính nhuận tràng đã được chiết xuất, phần bã của hạt đốm nâu còn lại chứa một loại hỗn hợp độc tố cực mạnh. Độc tố ricin gây chết người do nó can thiệp vào quá trình trao đổi chất của tế bào, là phản ứng hóa học căn bản cần thiết để duy trì sự sống.
Chu trình tạo ra các protein cần thiết bị chặn khiến tế bào chết đi. Những người ngộ độc từ chất này sẽ bị nôn mửa, tiêu chảy và co giật tới cả tuần, rồi tử vong do suy tạng.
Chất độc này càng làm người ta kinh sợ sau khi độ nguy hiểm của nó được nói tới trong tác phẩm nổi tiếng The House of Lurking Death của nhà văn người Anh chuyên viết truyện trinh thám Agatha Christie, đến loạt phim truyền hình hiện đại Breaking Bad.
"Điểm mặt" những loài cây độc nhất trên thế giới
Cây thầu dầu Ricinus communis
Vỏ ngoài của hạt thầu dầu thường đủ cứng nên nếu chẳng may nuốt nguyên hạt thì nó sẽ đi qua hệ tiêu hóa mà không làm chết người. Bạn phải nhai và nuốt tới năm hạt thầu dầu mới đủ liều gây nguy hiểm chết người cho người lớn, nhưng với trẻ em thì chỉ cần một hạt.
Hạt cây cam thảo dây, hay còn gọi là cây hương tư tử, thuộc họ đậu (Abrus precatorius) trông rất đẹp và thường có màu đỏ với một đốm đen. Loài cây này thường mọc ở vùng nhiệt đới và hạt được dùng làm vòng đeo tay, vòng cổ hay làm đồ trang trí. Thậm chí hồi năm 2011 chúng còn có mặt trong cửa hàng lưu niệm của vườn bách thảo trong nhà khổng lồ của Anh, Eden Project.
Abrin cũng có độc tính tương tự như ricin nhưng còn mạnh hơn khi ở dạng nguyên chất. May mắn là hạt đậu này có vỏ rất cứng khiến độc tố không xâm nhập vào da, gây nguy hiểm cho cơ thể. Có trường hợp nạn nhân ăn phải hạt đậu đã bị tán thành bột, nhưng may được cấp cứu kịp thời nên thoát chết.
Điều may mắn là các trường hợp tử vong do độc tố từ thực vật là khá hãn hữu do y học hiện đại đã chẩn đoán và can thiệp kịp thời, và nhiều thành phần chứa độc tính từ thực vật phải được tinh luyện mới có thể gây chết người.

Theo SKĐS

Đóng góp & Phản hồi bài viết:

Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để được rõ nghĩa hơn.

Các bài viết khác

Danh sách thực phẩm tồi tệ làm phí công tập Gym của bạn (12/5)

Hà Nội: Chiếc điện thoại "tố" nơi ẩn nấp của kẻ sát nhân (12/5)

Cách phát hiện sớm ung thư dạ dày (11/5)

Tại sao khi uống rượu không nên ăn thịt (10/5)

2 người tâm thần đâm nhau chết ở bệnh viện (10/5)

Nam thanh niên giết bạn, giấu xác trong rừng cao su (10/5)

Xác định nguyên nhân ban đầu trẻ 2 tháng tử vong sau khi tiêm vaccine (10/5)

Trẻ 11 tuổi tử vong vì bị bệnh dại do mèo cào (10/5)

Uống gì vào buổi sáng để tốt cho sức khỏe? (6/5)