Tin tức khác

Dinh dưỡng cho trẻ “mùa” sởi, thủy đậu

10 năm trước | 992

Chăm sóc dinh dưỡng là vô cùng quan trọng trong dự phòng và hỗ trợ điều trị bệnh sởi cũng như bệnh thủy đậu để giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh, giảm nguy cơ mắc các biến chứng hay giảm nhẹ biến chứng khi đã mắc. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý và chế độ dinh dưỡng đúng cách sẽ mang lại lợi ích trong việc phòng và điều trị bệnh. 
Dinh dưỡng cho trẻ “mùa” sởi, thủy đậu
Chăm sóc dinh dưỡng là vô cùng quan trọng trong dự phòng và hỗ trợ điều trị bệnh sởi cũng như bệnh thủy đậu để giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh, giảm nguy cơ mắc các biến chứng hay giảm nhẹ biến chứng khi đã mắc. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý và chế độdinh dưỡng đúng cách sẽ mang lại lợi ích trong việc phòng và điều trị bệnh.
Đối với trẻ còn trong độ tuổi bú mẹ: Cần tiếp tục cho trẻ bú, cho bú nhiều lần hơn kết hợp với ăn bổ sung hợp lý. Thực hiện cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là biện pháp tốt nhất giúp trẻ tăng trưởng, phát triển tối ưu và góp phần phòng bệnh tốt nhất.
Dinh dưỡng cho trẻ “mùa” sởi, thủy đậu
Cho trẻ uống bổ sung vitamin A để tăng cường miễn dịch trong “mùa” sởi, thủy đậuẢnh: TL
Đối với trẻ lớn: Cho trẻ ăn đủ nhu cầu dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm đủ 4 nhóm thực phẩm: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và chất khoáng, không quá kiêng khem để bù lại các chấtdinh dưỡng mất đi.
Các thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa, hải sản đồng thời cũng là nguồn cung cấp kẽm và sắt giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho trẻ. Trong trường hợp trẻ bị biến chứng tiêu chảy hoặc viêm phổi, cần bổ sung kẽm theo hướng dẫn của nhân viên y tế bằng đường uống cho trẻ.
Cần cho trẻ ăn tăng rau, quả có màu vàng, đỏ (như cà rốt, cà chua, bí đỏ, cam...) và các loại rau có lá xanh sẫm như rau muống, rau ngót... vì có nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, vitamin C... giúp tăng cường miễn dịch, chống nhiễm trùng và làm nhanh lành các tổn thương, đặc biệt tổn thương ở mắt, chống mù lòa. Bên cạnh đó trẻ cần được uống bổ sung vitamin A theo phác đồ điều trị.
Khi đang bị bệnh sởi không nên dùng các loại gia vị cay nóng như: ớt, hạt tiêu, quế, hành tây, tỏi, cà ri,... hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo no, nội tạng động vật. Tuyệt đối tránh, không dùng các thức ăn mà đã bị dị ứng hoặc các thức ăn lạ.
Cách chế biến: Thức ăn cần được cắt thái hoặc xay nhỏ hơn, chế biến mềm hơn, lỏng hơn so với lúc chưa bị bệnh, thay đổi món ăn và chia làm nhiều bữa nhỏ để giúp cho quá trình ăn nhai tốt hơn, ăn ngon miệng hơn và dễ tiêu hóa hơn. Hạn chế xào, rán nướng, xông khói…
Cần cho trẻ uống đủ nước, nhất là trong giai đoạn trẻ đang sốt, nôn, tiêu chảy. Có thể cho trẻ uống nước quả như: nước cam, nước bưởi, nước chanh và các loại nước quả, sinh tố khác. Khi trẻ sốt cao, nôn và tiêu chảy cần cho trẻ uống dung dịch oresol để bù nước và điện giải theo hướng dẫn.
Sau khi trẻ đã khỏi bệnh, cần cho trẻ ăn nhiều hơn trong giai đoạn hồi phục ít nhất là 2 tuần để trẻ có thể nhanh chóng trở về tình trạng sức khỏe bình thường. 

Theo SKĐS

Đóng góp & Phản hồi bài viết:

Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để được rõ nghĩa hơn.

Các bài viết khác

Danh sách thực phẩm tồi tệ làm phí công tập Gym của bạn (12/5)

Hà Nội: Chiếc điện thoại "tố" nơi ẩn nấp của kẻ sát nhân (12/5)

Cách phát hiện sớm ung thư dạ dày (11/5)

Tại sao khi uống rượu không nên ăn thịt (10/5)

2 người tâm thần đâm nhau chết ở bệnh viện (10/5)

Nam thanh niên giết bạn, giấu xác trong rừng cao su (10/5)

Xác định nguyên nhân ban đầu trẻ 2 tháng tử vong sau khi tiêm vaccine (10/5)

Trẻ 11 tuổi tử vong vì bị bệnh dại do mèo cào (10/5)

Uống gì vào buổi sáng để tốt cho sức khỏe? (6/5)