Ngày 14.6, GS-TSKH Trịnh Tam Kiệt (Viện Vi sinh vật và công nghệ sinh học - ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết khi soi những mẫu vật được cho là “hoa ưu đàm” do người dân mới phát hiện tại Hải Phòng dưới kính hiển vi có độ phóng đại 400 lần thì thấy chúng có thân sợi mảnh, trong suốt, không chứa diệp lục, phía trên có những chấm nhỏ, trông như quả thể nấm.
Theo GS Kiệt, loài hoa đang được cho là “3.000 năm mới nở một lần” này nhiều khả năng là một loài nấm nhầy. Đây không phải là hoa mà là sinh vật bậc thấp chưa có cấu trúc mô. Đồng thời, đây không phải là thực vật, không phải loài nấm chính thức.. Nấm nhầy cũng có bào tử và các bào tử này có khả năng phát tán theo gió, gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển, có hình dáng như “bông hoa lạ”.
Qua lăng kính hiển vi có độ phóng đại 400 lần, GS.TSKH Trịnh Tam Kiệt, phòng Công nghệ và giống gốc nấm, Viện vi sinh vật và công nghệ sinh học (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã khám phá những nét đẹp trong như pha lê của loài "hoa" này.
Theo Thanh Niên/Bee