Tin tức khác

Không quy định cứng nhắc số lượng giám định viên pháp y

9 năm trước | 1205

Trước khi hoàn tất để trình Chính phủ xem xét, thẩm định, Thông tư Liên tịch ban hành Quy chế phối hợp giữa giám định pháp y (GĐPY) y tế với GĐPY công an đã được lấy ý kiến lần cuối cùng của đại diện các Bộ, ngành và Trung tâm GĐPY các địa phương… Hầu hết quan điểm đều cho rằng: Không nên quy định cứng nhắc số lượng giám định viên (GĐV) pháp y.
Không quy định cứng nhắc số lượng giám định viên pháp y
 Phân chia khu vực giám định để giải quyết nhân lực “dôi dư”?
Theo bà Trần Thị Trang - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, một trong những vấn đề của Dự thảo quy chế hiện vẫn còn ý kiến khác nhau là hình thức phối hợp giữa GĐPY y tế và GĐPY công an. Dự thảo quy định việc phối hợp phải có cả 2 bên và trong 1 vụ việc phải có ít nhất 2 GĐV. Nhưng cũng có ý kiến đề nghị bổ sung quy định Trung tâm pháp y và Phòng kỹ thuật hình sự là độc lập, ngang cấp. Theo Tổ biên tập, việc giám định không quy định phải có cả 2 bên, nhưng trong các trường hợp giám định đặc biệt (thiên tai, hỏa hoạn có nhiều nạn nhân bị tai nạn) 2 bên có thể thỏa thuận phương án phối hợp. Trường hợp hai bên không đảm bảo số lượng GĐV có thể mời GĐV các đơn vị khác hỗ trợ…
Về vấn đề này, ông Ngô Hường Dũng - Phó Viện trưởng Viện Pháp y quốc gia cho rằng, việc yêu cầu có 2 GĐV pháp y trở lên là đặc thù của công tác giám định. Hơn nữa, càng nhiều người giám địn thì càng khách quan, chính xác. Còn theo đại diện Trung tâm Pháp y TP. Hà Nội, TS. Nguyễn Văn Khanh, hiện nay phần lớn các ca GĐPY tử thi là do Phòng khoa học hình sự làm. Trong khi đó, đa số Trung tâm GĐPY tỉnh, thành đầu tư cơ sở tốn kém nhưng mỗi năm chỉ làm 4-5 vụ việc.
Ví dụ, Trung tâm GĐPY Kiên Giang đầu tư hàng trăm tỷ nhưng một năm chỉ giám định dưới 10 vụ việc, cán bộ giám định thì “ngồi chơi xơi nước” là rất lãng phí. Vì lẽ đó, để hài hòa lợi ích của cả hai bên và nâng cao chất lượng GĐPY, ông Khanh kiến nghị, UBND tỉnh, thành phố nên phân định khu vực GĐPY đối với TTPY và Phòng Kỹ thuật hình sự các tỉnh, thành.
 
 
Cần thiết phải có sự phối hợp trong hoạt động GĐPY
Liên quan đến quy định mỗi vụ việc phải có 2 GĐV trở nên, đại diện Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an cho rằng, Dự thảo Thông tư Liên tịch quy định như vậy là gây khó khăn cho các đơn vị GĐPY thuộc Bộ Công an. Bởi theo đại diện này, hiện toàn ngành Công an chỉ có tổng số 260 cán bộ, trong đó có tới 73 cán bộ chưa đủ điều kiện, 26 tỉnh chỉ có 1 GĐV pháp y, Nếu Dự thảo Thông tư Liên tịch yêu cầu phải có 2 GĐV sẽ rất khó khăn cho các đơn vị GĐPY thuộc Bộ công an. Thực tế, có trường hợp tai nạn giao thông bình thường chỉ nên có 1 GĐV, nhưng trong trường hợp phức tạp, 2 GĐV cũng không đủ. Vì thế, không nên quy định một cách cứng nhắc số lượng GĐV, có trường hợp nên linh động chỉ cần 1 GĐV. Đồng quan điểm này, đại diện Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an TP. Hà Nội đưa ra dẫn chứng: thực tế, các vụ việc trưng cầu GĐ tại Phòng kỹ thuật hình sự, Công an TP.  Hà Nội là vô cùng nhiều, nhưng do số lượng GĐV quá ít , vì thế chuyện GĐV phải “chạy sô” giám định là chuyện bình thường, có người về hưu rồi vẫn phải huy động đi giám định.
Theo quan điểm của ông Trần Quý Tường - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, trong quá trình GĐ, để giải quyết vụ việc một cách minh bạch, khách quan nên có sự đại diện tham gia của cả 2 bên. Đồng quan điểm này, bà Trần Thị Trang, đại diện cho Tổ soạn thảo Thông tư Liên tịch có ý kiến, về mặt phối hợp hoạt động, sẽ không quy định cứng 2 GĐV/vụ việc, nên quy định tùy từng trường hợp có thể lựa chọn các phương án theo điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực… của từng đơn vị, địa phương, trên tình thần thỏa thuận, tự nguyện giữa hai bên. Cụ thể, cơ quan có nhu cầu giám định trưng cầu bên nào thì bên ấy làm đầu mối giải quyết vụ việc và đưa ra đề nghị phối hợp.
Kết luận, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, Trưởng Ban soạn thảo Thông tư Liên tịch nhận định, cần thiết phải có sự phối hợp trong hoạt động GĐPY, làm sao đạt được hiệu quả cao nhất của công tác GĐPY. Những vụ việc phức tạp, không chỉ 2, thậm chí 3-4 GĐV tham gia.  Nếu thiếu nhân sự mời sự hỗ trợ từ phía bên kia, chứ chỉ 1 GĐV ký biên bản GĐ không khách quan. Việc quyết định 1,2 hay 3 GĐV tham gia GĐ sẽ do Thủ trưởng cơ quan được trưng cầu GĐ quyết định.
 
 
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường và Tổng Biên tập Báo PLVN Đào Văn Hội
chúc mừng hai Gương sáng Tư pháp giám định viên Ngô Hường Dũng và kỹ thuật viên Đinh Thị Duyên

            Ngày 16.7.2015 nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày báo Pháp luật Việt Nam xuất bản số đầu tiên và 70 năm thành lập ngành Tư pháp, 30 Gương sáng Tư pháp được lựa chọn từ cuộc thi viết Gương sáng Tư pháp do báo phát động trên toàn quốc về những điển hình tiên tiến, những con người tâm huyết với sự nghiệp tư pháp đã được vinh danh. Trong số 30 Gương sáng Tư pháp, lĩnh vực pháp y có ông Ngô Hường Dũng – Phó Viện trưởng Viện Pháp y quốc gia và bà Đinh Thị Duyên – kỹ thuật viên Trung tâm Pháp y tỉnh Lào Cai.
Gắn bó với nghề giám định pháp y đã hơn 30 năm, giám định viên Ngô Hường Dũng đã tham gia giám định hàng nghìn vụ án với chất lượng giám định đạt kết quả cao. Ông nhiều lần nhận được bằng khen của Bộ Y tế, Bộ Tư pháp vì những thành tích trong công việc của mình. Dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng kỹ thuật viên Đinh Thị Duyên luôn tâm niệm sẽ gắn bó cả cuộc đời mình với cái nghiệp giám định pháp y, để góp phần đưa thủ phạm ra trước ánh sáng, giúp công lý được thực thi.

Theo Báo Pháp Luật Việt Nam



 
 

Đóng góp & Phản hồi bài viết:

Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để được rõ nghĩa hơn.

Các bài viết khác

Danh sách thực phẩm tồi tệ làm phí công tập Gym của bạn (12/5)

Hà Nội: Chiếc điện thoại "tố" nơi ẩn nấp của kẻ sát nhân (12/5)

Cách phát hiện sớm ung thư dạ dày (11/5)

Tại sao khi uống rượu không nên ăn thịt (10/5)

2 người tâm thần đâm nhau chết ở bệnh viện (10/5)

Nam thanh niên giết bạn, giấu xác trong rừng cao su (10/5)

Xác định nguyên nhân ban đầu trẻ 2 tháng tử vong sau khi tiêm vaccine (10/5)

Trẻ 11 tuổi tử vong vì bị bệnh dại do mèo cào (10/5)

Uống gì vào buổi sáng để tốt cho sức khỏe? (6/5)