Tin tức khác

Nên để giám định pháp y độc lập

12 năm trước | 2216

Đây là ý kiến của tiến sĩ Vũ Dương - Viện trưởng Viện Pháp y quốc gia trước những luồng ý kiến trái chiều về Dự thảo luật Giám định tư pháp đang được Quốc hội xem xét thông qua. 
Nên để giám định pháp y độc lập
Tại phiên thảo luận về luật Giám định tư pháp vừa qua đã có không ít ý kiến đại biểu QH băn khoăn về hai phương án được Ủy ban TVQH đưa ra:  Nên đưa giám định pháp y về ngành công an hay ngành y tế. Theo ông Vũ Dương, nếu theo phương án đưa về ngành công an sẽ tạo ra một quy trình khép kín mà trong đó, việc điều tra án mạng, quyết định trưng cầu cho đến giám định tử thi, khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai... đều do một cơ quan chỉ đạo, thực hiện thì dù có khách quan đến đâu cũng dễ tạo ra sự nghi ngờ cho người ngoài cuộc. Đặc biệt là đối với các vụ việc chết người xảy ra đột ngột trong nhà tạm giam, tạm giữ hoặc khi truy bắt, trên đường dẫn giải nếu những kết luận lại do chính cơ quan giam giữ hoặc dẫn giải đưa ra sẽ khiến người nhà nạn nhân, dư luận khó đồng tình. Ngược lại, theo phương án đưa pháp y về cơ quan y tế, trong trường hợp xảy ra vụ chết người trong bệnh viện, cơ sở y tế thì giám định pháp y cũng chỉ là một khâu trong chuỗi quy trình điều tra phá án, không ảnh hưởng nhiều đến tính khách quan của vụ việc.
 
 
Theo tiến sĩ Vũ Dương, ngành pháp y tại VN có quá trình phát triển khá lâu, từ trước những năm 1945 và do ngành y tế đảm trách. Hiện pháp y của ngành y tế cơ bản được thành lập từ trung ương đến địa phương và ngày càng hoàn thiện với trên 1.000 cán bộ, kỹ thuật viên. Trong khi đó số lượng này trong ngành công an chỉ có 104 người.
Theo số liệu của Viện Pháp y quốc gia và Bộ Công an, năm 2010 cả nước có trên 61.500 vụ việc phải giám định pháp y, ngành pháp y y tế đã giải quyết trên 50.700 vụ (chiếm 82,4%); năm 2011 pháp y y tế đã giải quyết gần 70.000 vụ việc.
“Để tránh tình trạng oan sai, tạo niềm tin trong giải quyết các vụ án thì nên để cơ quan giám định quy về một mối. Cơ quan giám định phải được coi là  trọng tài cung cấp chứng cứ khách quan khoa học, có vậy thì cơ quan trưng cầu tố tụng mới yên tâm và khiến người dân càng thêm tin tưởng”, tiến sĩ Vũ Dương nói. Theo ông, ngoài việc tạo ra niềm tin trong giám định, đứng trên quan điểm quan hệ quốc tế và hội nhập, VN là thành viên ASEAN thì hầu hết các nước trong khu vực đều có pháp y nằm trong ngành y tế hoặc tư pháp. Các nước phát triển như Pháp, Anh, Mỹ, Đức, Nga... đều có pháp y nằm độc lập, riêng biệt với cơ quan điều tra.
Trước băn khoăn của một số ĐB về việc, nếu để pháp y thuộc ngành y tế thì sẽ ảnh hưởng đến tiến độ điều tra khi lực lượng này đến hiện trường chậm, ông Dương cho rằng đang có sự nhầm lẫn về chức năng nhiệm vụ giữa pháp y và lực lượng kỹ thuật hình sự của công an. “Chiếm lĩnh hiện trường vụ án không phải là nhiệm vụ của pháp y, hơn nữa nhiệm vụ của hoạt động này là đảm bảo tính khoa học, khách quan, các thao tác phải tỉ mỉ, đòi hỏi nhiều yếu tố phụ trợ như thông tin, ánh sáng, thời tiết...”, ông Dương giải thích.


Theo Thanh niên.com.vn
 

Đóng góp & Phản hồi bài viết:

Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để được rõ nghĩa hơn.

Các bài viết khác

Danh sách thực phẩm tồi tệ làm phí công tập Gym của bạn (12/5)

Hà Nội: Chiếc điện thoại "tố" nơi ẩn nấp của kẻ sát nhân (12/5)

Cách phát hiện sớm ung thư dạ dày (11/5)

Tại sao khi uống rượu không nên ăn thịt (10/5)

2 người tâm thần đâm nhau chết ở bệnh viện (10/5)

Nam thanh niên giết bạn, giấu xác trong rừng cao su (10/5)

Xác định nguyên nhân ban đầu trẻ 2 tháng tử vong sau khi tiêm vaccine (10/5)

Trẻ 11 tuổi tử vong vì bị bệnh dại do mèo cào (10/5)

Uống gì vào buổi sáng để tốt cho sức khỏe? (6/5)