Tin tức khác

Ngành y tế dốc sức chống bão số 6

11 năm trước | 943

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 6, sáng ngày 7/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương đã có cuộc họp bàn các biện pháp ứng phó với bão. 
Ngành y tế dốc sức chống bão số 6
Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 6, sáng ngày 7/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương đã có cuộc họp bàn các biện pháp ứng phó với bão. Về phía ngành y tế, để triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó với bão số 6 có hiệu quả, trong các ngày từ 5-7/8, Bộ Y tế đã có liên tiếp các công điện yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong vùng ảnh hưởng của bão theo dõi sát diễn biến của bão số 6; chủ động ứng phó với diễn biến bất thường của mưa, bão...
Các tỉnh Bắc Bộ sẽ có mưa, mưa to đến rất to
Theo thông tin tại cuộc họp, các tỉnh Bắc Bộ sẽ có mưa, mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến ở mức 200-300mm. Đợt mưa này sẽ kéo dài hơn so với cơn bão số 5 vừa xong. Khu vực Tây Bắc Bộ sẽ là nơi kết thúc đợt mưa muộn nhất, vào khoảng đêm 8/8 hoặc ngày 9/8. Tại cuộc họp, ông Hoàng Văn Thắng - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT kiêm Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương yêu cầu các địa phương chủ động kiểm tra đê điều, hồ đập, công trình đang thi công để có biện pháp đảm bảo an toàn về người và tài sản; rà soát phương án, sẵn sàng sơ tán dân cư ở các khu vực nguy hiểm; chỉ đạo, hướng dẫn chằng chống nhà cửa, kho tàng; triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn các công trình hồ chứa và vùng hạ du.
Ngành y tế dốc sức chống bão số 6 1Ngành y tế chủ động phòng chống dịch bệnh cho nhân dân trước và sau bão.
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương cho biết, tính đến 6 giờ ngày 7/8, Biên phòng tuyến biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bà Rịa - Vũng Tàu đã phối hợp với địa phương, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 64.205 phương tiện với 263.975 người biết vị trí, hướng di chuyển của bão để chủ động di chuyển phòng tránh.
Sẵn sàng hỗ trợ y tế tuyến dưới phòng chống lụt bão
Các công điện của Bộ Y tế gửi ngành y tế các địa phương trong vùng ảnh hưởng của bão số 6 từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa và các tỉnh khu vực Bắc Bộ đều đề nghị ngành y tế cần chủ động ứng phó với diễn biến bất thường của mưa, bão, triển khai các phương án 4 tại chỗ, đối phó kịp thời, chính xác, hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa, bão gây ra. Đồng thời, ngành y tế các tỉnh trên cần chủ động sẵn sàng về nguồn nhân lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão; tổ chức trực ban, trực cấp cứu, sẵn sàng thu dung và cấp cứu cho nạn nhân bị ảnh hưởng của mưa, bão...
Là một trong những địa phương dự kiến sẽ chịu ảnh hưởng nhiều của bão số 6, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏe&Đời sống chiều ngày 7/8, BSCKII. Phạm Văn Dịu - Giám đốc Sở Y tế Thái Bình cho biết, Sở Y tế đã yêu cầu các cơ sở y tế trên địa bàn chủ động rà soát lại bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân nặng để sẵn sàng có giải pháp đảm bảo khám chữa bệnh trong điều kiện mưa bão to. Tại tất cả các trạm y tế xã vùng ven biển, xung yếu đã thành lập mỗi trạm 2 đội cấp cứu cơ động để sẵn sàng di chuyển đến vùng bị cô lập do mưa bão phục vụ công tác y tế cho nhân dân. Bên cạnh đó, các đơn vị y tế từ tuyến tỉnh đến huyện đã chuẩn bị sẵn sàng từ 5-10 cơ số thuốc, đặc biệt tại Trung tâm Dược của tỉnh 50 cơ số thuốc phòng chống lụt bão, hóa chất và trang thiết bị y tế cũng đã được chuẩn bị sẵn. Ngoài ra, 10 đội cấp cứu y tế cơ động của BVĐK tỉnh đã được thành lập để sẵn sàng chi viện cho tuyến dưới khi cần. Đồng thời, hóa chất vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa bão cũng đã được ngành y tế Thái Bình chủ động chuẩn bị sẵn. BS. Dịu cũng cho biết thêm, hiện 3 đoàn công tác của Sở Y tế Nam Định đang đi kiểm tra công tác y tế tại các xã vùng xung yếu ven đê và hai huyện ven biển Tiền Hải, Thái Thụy.
Tại Nam Định, bà Bùi Thị Minh Thu - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Nam Định cho biết, ngành y tế tỉnh luôn chủ động trong công tác ứng phó với bão lũ để đảm bảo phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Sở Y tế đã yêu cầu y tế các tuyến huyện triển khai phương án 4 tại chỗ, đặc biệt là tại các huyện ven biển như Nghĩa Hưng, Giao Thủy và Hải Hậu trong công tác phòng chống bão lụt, chuẩn bị sẵn cơ số thuốc, phân công cán bộ trực... để đảm bảo công tác khám chữa bệnh. Ngoài ra, các phương án khắc phục hậu quả sau bão như hướng dẫn người dân trong vùng bị ảnh hưởng bão triển khai các giải pháp vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm cũng đã được ngành y tế Nam Định chủ động chuẩn bị sẵn sàng.
Tại tỉnh Thanh Hóa, Sở Y tế cũng đã có các văn bản yêu cầu y tế tuyến dưới chủ động sẵn sàng triển khai các giải pháp phòng chống lụt bão, đảm bảo công tác y tế trong mọi điều kiện mưa bão. 

Theo SKĐS

Đóng góp & Phản hồi bài viết:

Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để được rõ nghĩa hơn.

Các bài viết khác

Danh sách thực phẩm tồi tệ làm phí công tập Gym của bạn (12/5)

Hà Nội: Chiếc điện thoại "tố" nơi ẩn nấp của kẻ sát nhân (12/5)

Cách phát hiện sớm ung thư dạ dày (11/5)

Tại sao khi uống rượu không nên ăn thịt (10/5)

2 người tâm thần đâm nhau chết ở bệnh viện (10/5)

Nam thanh niên giết bạn, giấu xác trong rừng cao su (10/5)

Xác định nguyên nhân ban đầu trẻ 2 tháng tử vong sau khi tiêm vaccine (10/5)

Trẻ 11 tuổi tử vong vì bị bệnh dại do mèo cào (10/5)

Uống gì vào buổi sáng để tốt cho sức khỏe? (6/5)