Giò chả: Trước đây các cơ quan chức năng đã phát hiện được một số cơ sở dùng hàn the làm giò chả hoặc dùng khuôn inox để làm giò, chả. Nếu người làm không cẩn thận, không dùng khuôn giò inox đảm bảo chất lượng và sử dụng lớp lót bên trong thì các hợp chất bên trong bề mặt của thành khuôn inox sẽ phai ra ngấm vào thức ăn và giò chả.
Đồ nhúng trộn: Các món mà bạn có thể dùng để nhúng trộn các món như nước sốt, kem, sốt, pho mát đặc... chứa rất nhiều chất béo no và natri. Tốt nhất bạn nên chọn các món khác thay thế như hummus (món khai vị làm từ gà, đậu, dầu, vừng, chanh và tỏi) hay nước sốt cay salsa và sử dụng nhiều rau xanh.
Đồ chiên nướng: Đồ chiên nướng thường chứa nhiều dầu mỡ, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ khó có cơ hội được tiêu hóa hết. Sau khi rán, đại bộ phận các thực phẩm đều được bao bọc một lớp dầu mỡ, làm giảm sự tiếp xúc của nó với men anbumin hoặc amylase, gây đầy bụng, khó tiêu.
Ô mai, mứt càng có màu sặc sỡ: Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo, ngày Tết không nên chọn các loại ô mai, xí muội nhuộm phẩm màu là hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, nhất là các sản phẩm có màu sắc sặc sỡ, lạ mắt vì màu sắc đó là do người sản xuất sử dụng phụ gia như chất bảo quản, chất tạo ngọt, chất tẩy nấm mốc, chất tẩy trắng, sát trùng…
Rượu nóng đánh trứng: Trước khi bạn muốn uống một ly rượu nóng đánh trứng (227g rượu chứa tới 250 calo và 5 g chất béo bão hòa) tốt nhất bạn hãy chọn một cốc 114 g rượu vang để thay thế.
Đồ ăn ngọt: Vào ngày Tết, nhà nào cũng có rất nhiều đồ ăn ngọt như sôcôla, kẹo, bánh ngọt, kem, bánh snack, nước có ga, nước ép hoa quả nhiều đường... Bởi những thực phẩm này không chỉ gây họa cho đường ruột của bạn mà còn là nguyên nhân gây tăng cân thậm chí có thể là béo phì.
Rượu: Hằng năm, số ca ngộ độc rượu tăng lên là do người dân uống quá nhiều rượu, đặc biệt là rượu không có nguồn gốc rõ ràng. Có trường hợp rượu pha bằng cồn công nghiệp, uống vào có thể gây chết người.
Giò chả: Trước đây các cơ quan chức năng đã phát hiện được một số cơ sở dùng hàn the làm giò chả hoặc dùng khuôn inox để làm giò, chả. Nếu người làm không cẩn thận, không dùng khuôn giò inox đảm bảo chất lượng và sử dụng lớp lót bên trong thì các hợp chất bên trong bề mặt của thành khuôn inox sẽ phai ra ngấm vào thức ăn và giò chả.
Súp kem: Súp kem tự làm hay đi mua về đều chứa nhiều calo. Các thành phần như sữa nguyên chất hay kem đặc để làm món này có chứa chất béo bão hòa có thể làm tắc động mạch vành.
Khoai tây nghiền: Hãy thận trọng với khoai tây được chế biến với quá nhiều bơ, sữa toàn phần, kem đặc hay các thành phần béo. Chúng có thể làm cho khoai tây trở nên nhiều kem và thêm hàng trăm calo cũng như nhiều gam chất béo bão hòa.
Đồ ăn cay: Đồ ăn cay, chủ yếu là các loại gia vị như tỏi, ớt, hạt tiêu... có tác dụng tăng thêm hương vị cho món ăn. Nhưng nếu ăn nhiều nhóm thực phẩm này sẽ là mối nguy hiểm cho làn da của bạn. Không chỉ dừng lại ở đó, đồ ăn cay còn là nhân tố phá hủy và gây hại cho dạ dày của bạn.
Măng tươi, mang khô đều 'ngậm' hóa chất: Các cơ sở sản xuất thường pha thêm phẩm màu công nghiệp rẻ tiền khi ngâm để măng có màu vàng tươi, đẹp mắt. Vì vậy khi sử dụng những loại măng này sẽ gây hại cho sức khỏe vô cùng.
Bánh hồ đào: Một lát mỏng của món tráng miệng này có thể chứa tới hơn 500 calo. Phủ thêm nửa cốc kem vani lạnh là có thể lên thành 650 calo và 8 g chất béo bão hòa. Bạn hãy dùng món này một cách chừng mực nhất hoặc chọn bánh bí ngô hay bánh khoai tây ngọt, có ít calo hơn để thay thế.
Theo SKĐS