Cà rốt là loại rau củ chế biến được nhiều món và rất được yêu thích. Vậy cà rốt có nguồn gốc từ đâu, chúng có những màu sắc gì và sử dụng như thế nào tốt nhất?
Cà rốt đầu tiên được trồng ở Afghanistan
Cà rốt là loại rau phổ biến trên thế giới. Lịch sử ghi chép rằng khoảng năm 900 trước Công nguyên, cà rốt xuất hiện lần đầu ở Afghanistan. Sau đó, loại củ hấp dẫn này này được nhân sang khu vực lân cận, cụ thể là Trung Đông, Bắc Phi. Từ đó, cà rốt du nhập đến Tây Ban Nha, cho đến thập niêm 1300, nó đã xuất hiện ở Bắc Âu và Trung Quốc.
Crème de Lite, Long Orange và Scarlet Nantes đều là cà rốt
Chúng ta biết có cà rốt hoang dã và cà rốt nhà. Tuy nhiên, cà rốt có rất nhiều loại. Loại Long Oranges, loại Early Short Horn nhỏ nhắn mà chắc khỏe Half-long Horns dẹp, loại Jaune Obtuse du Doubs to lớn, Danvers mập mạp, Imperator dài và gầy, loại Paris Markets tròn và có cả loại Berlicums-chúng được đặt tên dựa vào hình dạng củ mà chúng ta thấy. Ngoài ra, các giống cà rốt chính gồm The Crème de Lite, Sirkana, Top Cut, Red Core Chantenay, Scarlet Nantes và Little Finger-một giống cà rốt được phát triển ở Pháp.
Cà rốt có 88% là nước
Điều đó là chính xác. Khi bạn muốn giảm cơn đói bằng cách ăn cà rốt, phần lớn bạn chỉ nhận được nước mà thôi nhưng đó không có gì là tệ. Nếu so ra, con người cũng có đến 60% là nước.
Cà rốt có nhiều màu sắc
Ngoài màu da cam, bạn có thể tìm được cà rốt màu trắng, màu vàng và màu tím. Cà rốt tím và cà rốt trắng là những loại cà rốt đầu tiên.
Cà rốt có màu da cam như hiện nay là do phát triển từ quá trình đột biến gene của cà rốt màu tím. Trên thế giới có khoảng 20 loại cà rốt sẽ không ngạc nhiên khi cà rốt có nhiều màu.
Cà rốt nấu chín tốt hơn ăn sống cà rốt
Khi nấu cà rốt, bạn sẽ giải phóng các beta-carotene tiềm ẩn. Trong thực tế, khi ăn sống bạn chỉ có thể có được 30% beta-carotene nhưng khi nấu chín, bạn có thể có được 40%. Vì vậy, hãy thử xay nhuyễn cà rốt vào món súp, thái lát mỏng làm salad, om, nướng, nấu cho đến khi chúng mềm. Cà rốt có đặc tính là dù nướng bao lâu cũng không bị nhũn.
Cà rốt là nguồn beta-carotene
Beta-carotene có trong những loại rau củ có màu da cam và được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A. Beta-carotene không giúp tăng thị lực, tăng cường hệ thống miễn dịch và thúc đẩy sức khỏe da.
Baby carrot không phải là một loại cà rốt
Hiện tượng "baby carrots' là những củ cà rốt chưa trưởng thành nên chúng có kích thước nhỏ hay dưới dạng những miếng to, mảnh. Mike Yurosek, một nông dân ở bang California, Mỹ không muốn bỏ những củ cà rốt có vết hư và tiến hành gọt vỏ rồi cắt thành những miếng nhỏ hơn để sử dụng.
Vào năm 2010, nông dân trồng cà rốt đã cùng nhau hợp tác khuyến khích dùng cà rốt như một loại thức ăn nhanh - một chiến dịch thành công đã thu hút rất nhiều người dùng cà rốt thay cho khoai tây chiên.
Vùi cà rốt dưới đất để bảo quản lâu hơn
Sau khi thu hoạch, nếu bạn muốn bảo quản cà rốt được lâu. Bạn nên lót một chút lá khô rồi vùi cà rốt xuống đất-nơi khô ráo. Phương pháp này có thể giúp cà rốt không bị hỏng suốt mùa đông.
Đường của cà rốt sẽ được tập trung và củ sẽ ngọt hơn bao giờ hết. Làm món tráng miệng với loại cà rốt rất phù hợp với ai thích ăn ngọt.
Cà rốt có hạt
Chắc chắn bạn sẽ chẳng bao giờ nghĩ đến điều này khi ăn cà rốt. Nhưng đó là sự thật. Bạn nghĩ loại củ này duy trì nòi giống bằng cách nào khác không? Người ta thu hoạch hạt giống từ những bông hoa trắng mọc trên đất.
Điều thú vị là cà rốt không tạo ra hạt bình thường. Loại quả khô đa noãn, có hạt bên trong. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện hạt cà rốt dại 5000 tuổi ở Châu Âu. Hơn nữa, nhờ vào đặc tính có hương thơm, loại hạt này đã được sử dụng như một loại gia vị và vị thuốc.
Cà rốt chứa đường
Có lẽ bạn nghĩ rằng mình đang ăn một loại củ bổ dưỡng. Đúng như bạn nghĩ nhưng phải lưu ý thêm rằng cà rốt có đến 4 loại đường khác nhau: glu-cô-zơ, fruc-tô-zơ, đường mía, xy - lô - zơ. Dù vậy, cà rốt chứa rất ít tinh bột. Do đó, bạn có thể thoải mái ăn cà rốt mà không sợ tăng cân.
Thêm vào đó, bạn vẫn có thể được cung cấp lượng lớn các chất dinh dưỡng như vitamin A,C,K và B6, magie, can xi, và rất nhiều chất xơ, phôt pho.
Theo Dân trí