Tin tức khác

Nỗi đau che mờ lý trí

11 năm trước | 704

Người dân có quyền phản ứng những việc làm thiếu trách nhiệm của lực lượng thi hành công vụ. Thế nhưng, khi hành xử vượt quá mức pháp luật cho phép thì đó là hành vi phạm pháp, không thể dung thứ 
Nỗi đau che mờ lý trí
Thời gian qua, số vụ việc và số người có hành vi chống người thi hành công vụ; đến trụ sở cơ quan gây rối, đập phá cơ sở vật chất, đánh người gây thương tích ngày càng tăng, nhất là trong lĩnh vực y tế và trật tự xã hội.
Đập phá bệnh viện, chặn xe công vụ
Sáng 5-9, hàng trăm người nhà sản phụ Nguyễn Thị Vinh đã kéo đến Bệnh viện (BV) Đa khoa TP Vinh (tỉnh Nghệ An). Một số người quá bức xúc đã đưa xác mẹ con sản phụ để trước sảnh BV rồi đập phá BV. Nguyên nhân vì gia đình cho rằng bác sĩ đã không chữa trị kịp thời dẫn đến cái chết của mẹ con chị Vinh. Sự việc xảy ra khiến nhiều bệnh nhân hoảng sợ, phải tháo chạy.
Tại tỉnh Hà Tĩnh, ngày 12-8, ông Nguyễn Xuân Hồng (75 tuổi) được đưa đến điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực BV Đa khoa Hà Tĩnh. Sau khi được tiêm, ông Hồng bị sốc thuốc và tử vong. Khi hay tin, khoảng chục người thân của ông Hồng đã lao vào tấn công các y, bác sĩ; đập phá cửa kính, máy sốc tim… Công an TP Hà Tĩnh phải huy động khoảng 40 người mới kiểm soát được vụ việc.
Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Xuân (SN 1988, ngụ quận 10) bị tòa xử 3 năm tù về tội “Chống người thi hành công vụ”. Ảnh: PHẠM DŨNG
Mới đây nhất, ngày 6-9, tại phường Tân Thành, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, hàng trăm người dân gây náo loạn khu phố vì cho rằng tổ trật tự đô thị phường gây tai nạn rồi bỏ chạy, công an phường xuống không giải quyết mà dùng công cụ hỗ trợ đánh người. Cơ quan chức năng đã yêu cầu những người liên quan về trụ sở phường để xử lý nhưng người dân không chịu, yêu cầu lập biên bản tại hiện trường. Không được đáp ứng, 3 người phụ nữ nằm chặn đầu và chặn đuôi chiếc xe của đội trật tự.
Tự mình hại mình
Theo luật sư Nguyễn Thành Công (Đoàn Luật sư TP HCM), cán bộ, nhân viên nhà nước là công bộc của dân. Vì vậy, trong tiềm thức, người dân luôn phản ứng khi trật tự này bị đảo lộn. Ở góc độ quan hệ, người dân phải đóng thuế để nuôi bộ máy quản lý nhà nước, tức người dân có vai trò là chủ với người được thuê (nhân viên nhà nước). Khi người được thuê xử sự không phù hợp như hách dịch, cửa quyền, thiếu trách nhiệm, vô cảm…, tất nhiên người thuê sẽ có phản ứng. Sự mất mát, nỗi đau quá lớn hoặc bị xử ép, bị thiệt thòi tạo nên nỗi bức xúc mãnh liệt, che mờ lý trí khiến nhiều người hành xử trái luật.
Luật sư Công khẳng định những người là công bộc của dân, được đào tạo chính quy để phục vụ công việc hoặc chí ít có hiểu biết pháp luật cao hơn mức trung bình của xã hội đã không làm đúng trách nhiệm, vô cảm, coi thường sự an nguy của người khác… Đây là khởi phát và mầm mống khiến người dân chống đối.
Tuy nhiên, nếu người dân phản ứng vượt mức pháp luật cho phép, đó là hành vi phạm pháp. Pháp luật hiện đã quy định khá đầy đủ và định hướng cho các xử sự tương ứng hoặc cấm thực hiện các hành vi trong hoàn cảnh cụ thể. Luật sư Ngô Đình Hoàng (Đoàn Luật sư TP HCM) cho biết trường hợp đánh y bác sĩ, nhân viên y tế dẫn đến thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của họ, có thể bị khép vào tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác”, khung hình phạt tù từ 6 tháng đến tù chung thân (Điều 104 Bộ Luật Hình sự). Hành vi hủy hoại hay cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây hậu quả nghiêm trọng, có thể bị khép vào tội “Hủy hoại hay cố ý làm hư hỏng tài sản”, khung hình phạt tù từ 6 tháng đến 15 năm (Điều 143 Bộ Luật Hình sự).
Trước tình trạng nhiều người dân phản ứng trái pháp luật đối với sự vi phạm của cán bộ, nhân viên nhà nước, luật sư Công cho rằng rất cần phải xem xét vấn đề này ở nhiều góc độ. Về phía quản lý nhà nước, cần điều chỉnh và quy buộc trách nhiệm, nghĩa vụ nghiêm khắc hơn để bộ phận này thực hiện công việc của mình đúng, đầy đủ và hoàn chỉnh. Về phía người dân, phải ý thức giải quyết sự bức xúc ở mức độ kiềm chế hơn, thực hiện quyền luật định của mình để có xử sự phù hợp đúng luật. Hành xử đúng luật sẽ làm xã hội ổn định, thái bình.
Vào tù vì cắn công an
TAND quận 10, TP HCM vừa tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Thanh Xuân (SN 1988, ngụ quận 10) 3 năm tù về tội “Chống người thi hành công vụ”. Ngày 30-11-2012, công an và UBND phường 11, quận 10 phối hợp kiểm tra lập lại trật tự lòng lề đường chợ hoa Hồ Thị Kỷ. Bị tịch thu 5 ghế nhựa, Xuân nhào ra giật lại và cắn vào tay dân quân phường và công an.
Trước đó, TAND quận Thủ Đức đã xét xử và tuyên phạt N.V.H. (SN 1983, giảng viên một trường đại học tại TP HCM) 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Chống người thi hành công vụ”. Trước đó, khi bị một CSGT tuýt còi để kiểm tra nồng độ cồn, H. đã to tiếng, giằng co làm nón bảo hiểm của CSGT rớt xuống đất rồi lái xe bỏ đi.
P.Dũng
 
Theo NLĐ

Đóng góp & Phản hồi bài viết:

Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để được rõ nghĩa hơn.

Các bài viết khác

Danh sách thực phẩm tồi tệ làm phí công tập Gym của bạn (12/5)

Hà Nội: Chiếc điện thoại "tố" nơi ẩn nấp của kẻ sát nhân (12/5)

Cách phát hiện sớm ung thư dạ dày (11/5)

Tại sao khi uống rượu không nên ăn thịt (10/5)

2 người tâm thần đâm nhau chết ở bệnh viện (10/5)

Nam thanh niên giết bạn, giấu xác trong rừng cao su (10/5)

Xác định nguyên nhân ban đầu trẻ 2 tháng tử vong sau khi tiêm vaccine (10/5)

Trẻ 11 tuổi tử vong vì bị bệnh dại do mèo cào (10/5)

Uống gì vào buổi sáng để tốt cho sức khỏe? (6/5)