Rau dền đang dùng làm thực phẩm gồm nhiều loài: Dền cơm và dền tía. Tuy là loại rau dân dã nhưng nó có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe, mát gan, thanh nhiệt.
Canh rau dền là món ăn dân dã, bình dị rất thích hợp trong mùa hè và đã trở nên quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Rau dền đang dùng làm thực phẩm gồm nhiều loài: Dền cơm và dền tía. Tuy là loại rau dân dã nhưng nó có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe, mát gan, thanh nhiệt.
Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây và rễ. Cành và lá dền chứa protid, glucid, các vitamin nhóm B và đặc biệt rất giàu vitamin C, caroten, chất khoáng... Thân và lá chứa các sterol và acid palmatic...
Theo Đông y, rau dền cơm vị ngọt, tính hàn. Dền tía vị ngọt, mát, vào đại tràng có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, ích khí và khai khiếu. Dùng cho các trường hợp kiết lỵ, táo bón, rối loạn tiết niệu, đau mắt đỏ, sưng đau họng, côn trùng cắn đốt. Hằng ngày dùng 100-250g bằng cách nấu, xào, ép nước.
Dùng cho phụ nữ trước sau khi sinh con có hội chứng kiết lỵ; dùng cho người cao tuổi viêm ruột, kiết lỵ: Rau dền tía 200g. Rửa sạch, nấu lấy nước; lấy nước rau nấu cháo với gạo lứt. Ăn khi đói.
Dùng cho các bệnh nhân ung thư cổ tử cung, hội chứng lỵ: Rau dền tía 200g. Rửa sạch, nấu canh,
Chữa sản hậu: Lá dền tía 50g, rửa sạch, thái lát, nấu bỏ bã lấy nước, thêm gạo nếp nấu thành cháo. Ăn trong ngày.
Chữa chảy máu do sẩy thai: Rễ dền tía và rễ bí ngô với liều lượng bằng nhau, sắc uống.
Dùng cho các bệnh nhân bướu giáp lành tính: Rau dền tía 60g, thịt lợn nạc 60g, nếu dạng canh.
Chữa phát ban: Rau dền 10g, rễ hoặc lá lức 10g, ké hoa vàng 8g, rễ sắn dây 8g, cỏ mần trầu 8g, dây chiều 8g, rau má 8g, dây giác tía 8g, kinh giới 6g, cam thảo đất 6g, bạc hà 4g, gừng sống 2 lát. Sắc uống. Chữa sốt nóng thời kỳ đầu.
Chữa đau mắt: Hạt dền cơm, hạt thảo quyết minh, liều lượng đều 10g. Sắc nước uống. Chữa mắt đau có màng mộng.
Mát gan, thanh nhiệt, kích thích tiêu hóa: Dền cơm 100g, rau dệu 50g, ngọn lá mồng tơi 50g hay rau đay; nấu với bột canh, bột tôm hay nước cua.
Chữa tiểu tiện không thông: Hạt dền cơm (20g) sắc uống.
Kinh nghiệm dân gian lấy lá giã nát lấy nước uống, bã đắp chữa rắn cắn.
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai và người hư hàn tiêu chảy dùng hạn chế.
Theo SKĐS