Tin tức khác

Trung tâm tin học “chui” làm giả hàng nghìn chứng chỉ

9 năm trước | 1095
 
Ngày 22-3, Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Thái Nguyên cho biết, đơn vị đang điều tra làm rõ đường dây, củng cố hồ sơ xử lý vụ làm giả 4.000 chứng chỉ tin học, ngoại ngữ xảy ra trên địa bàn.
Trung tâm tin học “chui” làm giả hàng nghìn chứng chỉ
 Trung tâm tin học “chui” làm giả hàng nghìn chứng chỉ
Giám đốc Trung tâm APOLO Nguyễn Quốc Tuấn tự thiết kế phôi in chứng chỉ rồi bán cho người có nhu cầu
Trước đó, vào cuối năm 2014, Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Thái Nguyên nắm được thông tin cửa hàng photocopy Trần Nghĩa (ở số 85 Lương Thế Vinh, phường Quang Trung, TP Thái Nguyên) nhận làm chứng chỉ tin học, chứng chỉ ngoại ngữ mà không cần sát hạch, kiểm tra.
Theo thông tin ban đầu, người có nhu cầu mua chứng chỉ chỉ phải nộp lệ phí, ảnh chân dung và giấy tờ tùy thân. Sau đó ít ngày, sẽ được Trung tâm tin học, ngoại ngữ quốc tế APOLO (gọi tắt là Trung tâm APOLO) do ông Nguyễn Quốc Tuấn (37 tuổi, trú tại tổ 8, phường Hương Sơn, TP Thái Nguyên) là Giám đốc Trung tâm cấp chứng chỉ với giá 200.000 đồng/bộ.
Quá trình điều tra, làm việc với những người liên quan, cơ quan công an xác định, cửa hàng photocopy Trần Nghĩa do anh Trần Văn Nghĩa (41 tuổi, ở tổ 29, phường Phú Xá, TP Thái Nguyên) làm chủ, hoạt động từ năm 2000 đến nay. Tháng 10 năm 2012, ông Nguyễn Quốc Tuấn gặp gỡ anh Nghĩa đề nghị hợp tác làm ăn và đặt biển hiệu của Trung tâm APOLO tại cửa hàng.
Theo thỏa thuận, anh Trần Văn Nghĩa được giao nhiệm vụ thu tiền học phí và phát phiếu học của Trung tâm APOLO cho những người đến đăng ký học. Mỗi trường hợp đến đăng ký thành công, Nghĩa được trả công từ 20 đến 30 nghìn đồng. Ngoài ra, Tuấn và Nghĩa còn cùng nhau kiếm lời thông qua việc bán chứng chỉ tin học và ngoại ngữ. Theo đó, người có nhu cầu chỉ cần nộp ảnh, bản photo chứng minh nhân dân cùng khoản lệ phí từ 100 đến 150 nghìn đồng/chứng chỉ mà không phải kiểm tra, sát hạch kiến thức.
Tại cơ quan công an, Nguyễn Quốc Tuấn khai nhận từng tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, chuyên ngành Công nghệ thông tin. Năm 2000, Tuấn về địa phương nhưng không xin việc làm mà mở các lớp dạy tin học và ngoại ngữ tại nhà riêng. Sau đó vài năm, Tuấn đăng ký hộ kinh doanh cá thể với ngành nghề “dịch vụ đào tạo tin học - ngoại ngữ”.
Năm 2011, Tuấn tự đặt tên cho trung tâm là “Trung tâm tin học, ngoại ngữ quốc tế APOLO”, đồng thời đặt làm các con dấu để đóng vào các chứng chỉ. Theo cơ quan công an, Tuấn vừa là Giám đốc trung tâm vừa là giáo viên. Trung tâm này không được Sở GD-ĐT tỉnh Thái Nguyên cấp phép hoạt động. Tuy nhiên, Tuấn đã tự thiết kế phôi in chứng chỉ rồi cấu kết với một số đối tượng tổ chức thu gom hồ sơ, bán cho người có nhu cầu. Bước đầu, Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Thái Nguyên xác định, Giám đốc Trung tâm APOLO đã ký cấp chứng nhận tin học, ngoại ngữ cho khoảng 2.000 người. Mỗi chứng chỉ cấp ra, Tuấn được hưởng lợi số tiền 50 nghìn đồng.

Theo Dân Trí

Đóng góp & Phản hồi bài viết:

Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để được rõ nghĩa hơn.

Các bài viết khác

Danh sách thực phẩm tồi tệ làm phí công tập Gym của bạn (12/5)

Hà Nội: Chiếc điện thoại "tố" nơi ẩn nấp của kẻ sát nhân (12/5)

Cách phát hiện sớm ung thư dạ dày (11/5)

Tại sao khi uống rượu không nên ăn thịt (10/5)

2 người tâm thần đâm nhau chết ở bệnh viện (10/5)

Nam thanh niên giết bạn, giấu xác trong rừng cao su (10/5)

Xác định nguyên nhân ban đầu trẻ 2 tháng tử vong sau khi tiêm vaccine (10/5)

Trẻ 11 tuổi tử vong vì bị bệnh dại do mèo cào (10/5)

Uống gì vào buổi sáng để tốt cho sức khỏe? (6/5)