Tin tức khác

Vị thuốc từ cây sim

9 năm trước | 677
 
Không chỉ là loại cây có hoa rất đẹp, tất cả các bộ phận của cây sim đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.
Vị thuốc từ cây sim
 Sim là loài cây quen thuộc ở khắp các tỉnh miền núi, trung du nước ta, thường mọc rải rác hay tập trung trên các đồi cây bụi hay đồng cỏ. Không chỉ là loại cây có hoa rất đẹp, tất cả các bộ phận của cây sim đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.
Cây sim là loại cây nhỏ, cao khoảng1-2m, lá đối nhau, hình bầu dục, hoa 5 cánh sắc đỏ, quả hình tròn lúc chín màu tím sẫm có vị ngọt và thơm. Các bộ phận của cây sim như: lá, quả, rễ thường dùng làm thuốc bổ huyết, bổ thận, bồi dưỡng cơ thể, chữa bỏng, tiêu chảy, đau lưng, phong thấp, nhức mỏi các khớp,… Lá thu hái vào mùa hè, dùng tươi hay phơi khô. Quả chín hái vào mùa thu, thu hái về rửa sạch, để ráo rồi đồ chín, phơi khô, bảo quản để sử dụng. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch đất cát, thái nhỏ, phơi khô.
Vị thuốc từ cây sim
Một số đơn thuốc thường dùng:
Thuốc bổ huyết: Quả sim khô 12g, đậu đen (sao) 16g, sâm đại hành (sao thơm) 12g, lá dâu non (sao qua), sắc với 500ml nước còn 200ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn. Hoặc dùng: Quả sim khô 15 - 20g, rửa sạch, nấu với 500ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Công dụng: hành huyết, chỉ huyết, bổ huyết, hoạt lạc, dùng thích hợp cho người bị suy nhược cơ thể, thiếu máu do mất máu, thiếu máu do thai nghén, người yếu mệt sau khi ốm dậy.
Trị tiêu chảy do nhiệt: Nụ sim 10g, búp chè 12g, rửa sạch, sắc với 500ml nước, còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Trị tiêu chảy do lạnh: Nụ sim 10g, gừng tươi (nướng cháy sém vỏ ngoài) 10g, củ riềng 12g, củ sả 12g. Tất cả sao chín, sắc với 500ml nước còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Vị thuốc từ cây sim
Hỗ trợ điều trị phong thấp, nhức mỏi khớp: Rễ sim 30g, rễ cỏ xước 10g, lá lốt 10g, thổ phục linh 12g, ngũ gia bì (hoặc thiên niên kiện) 12g, rễ tranh 10g, sắc với 750 ml nước còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Công dụng: khu phong, trừ thấp, hoạt lạc, dùng tốt cho người bệnh phong thấp, đau nhức mỏi các khớp xương, đau lưng.
Chữa bỏng nhẹ: Dùng một nắm lá sim, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt đặc bôi lên vùng da bị bỏng nhẹ, có thể đắp cả bã, khô miếng này lại đắp miếng khác, có tác dụng giảm đau rát, làm vết bỏng khô nhanh và mau lành.
Ngoài ra, trong nhân dân còn thường lấy lá sim sắc lấy nước dùng rửa vết thương, vết loét ở ngoài da để cho nhanh khỏi.
Chú ý: Trong lá và nụ sim có chứa nhiều chất chát (tannin) nên những người bị táo bón do nhiệt không nên dùng uống trong.  

Theo SKĐS

Đóng góp & Phản hồi bài viết:

Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để được rõ nghĩa hơn.

Các bài viết khác

Danh sách thực phẩm tồi tệ làm phí công tập Gym của bạn (12/5)

Hà Nội: Chiếc điện thoại "tố" nơi ẩn nấp của kẻ sát nhân (12/5)

Cách phát hiện sớm ung thư dạ dày (11/5)

Tại sao khi uống rượu không nên ăn thịt (10/5)

2 người tâm thần đâm nhau chết ở bệnh viện (10/5)

Nam thanh niên giết bạn, giấu xác trong rừng cao su (10/5)

Xác định nguyên nhân ban đầu trẻ 2 tháng tử vong sau khi tiêm vaccine (10/5)

Trẻ 11 tuổi tử vong vì bị bệnh dại do mèo cào (10/5)

Uống gì vào buổi sáng để tốt cho sức khỏe? (6/5)