Tin tức chuyên ngành

Chuyên gia bác bỏ kết quả khám nghiệm tử thi bé 1 tuổi

11 năm trước | 1638

BS Trần Đình Hiệu nguyên trưởng bộ môn Nhi của ĐH Y Hà Nội, từng làm Trưởng khoa Tim nhi của bệnh viện Bạch Mai, Nhi Trung ương, Xanh Pôn, bác bỏ lý luận khoa học của viện Khoa học hình sự - Bộ công an, về kết quả khám nghiệm tử thi bé Trần Nhật Hương ngày 10/9. Ông cho rằng bản kết quả thiếu logic, có một số chỗ chưa đúng. 
Chuyên gia bác bỏ kết quả khám nghiệm tử thi bé 1 tuổi
BS Trần Đình Hiệu nguyên trưởng bộ môn Nhi của ĐH Y Hà Nội, từng làm Trưởng khoa Tim nhi của bệnh viện Bạch Mai, Nhi Trung ương, Xanh Pôn, bác bỏ lý luận khoa học của viện Khoa học hình sự - Bộ công an, về kết quả khám nghiệm tử thi bé Trần Nhật Hương ngày 10/9. Ông cho rằng bản kết quả thiếu logic, có một số chỗ chưa đúng.
[links()]BS Trần Đình Hiệu nguyên trưởng bộ môn Nhi của ĐH Y Hà Nội, từng làm Trưởng khoa Tim nhi của bệnh viện Bạch Mai, Nhi Trung ương, Xanh Pôn, bác bỏ lý luận khoa học của viện Khoa học hình sự - Bộ công an, về kết quả khám nghiệm tử thi bé Trần Nhật Hương ngày 10/9. Ông cho rằng bản kết quả thiếu logic, có một số chỗ chưa đúng.
Theo báo cáo kết quả giám định pháp y về tử thi của bé Trần Nhật Hương của Viện khoa học hình sự  - Bộ Công an (Văn bản số 2755/C54 ngày 9/9/2013) huyết khối buồng nhĩ phải là hậu quả tổn thương nội tâm mạc, nhồi máu phổi do thuyên tắc huyết khối diễn biến thầm lặng, là nguyên nhân tử vong nếu không được phát hiện kịp thời. Việc bé bị dị vật đường thở làm tăng thêm mức độ suy hô hấp và là nguyên nhân kết hợp thúc đẩy tử vong sớm hơn và nhanh hơn.
Theo BS Trần Đình Hiệu thì kết quả này không đúng. Ông phân tích: "Đứng về chuyên môn thì tôi khẳng định cháu không bị viêm nội tâm mạc, cơ sở là bố mẹ cháu bé vẫn thấy cháu phát triển bình thường thì mới đưa cháu đến nhà trẻ. Còn nếu cháu mắc bệnh như giám định chỉ ra thì cháu phải ở bệnh viện điều trị chứ không thể đến trường được. Còn nếu viêm nội tâm mạc nhiễm trùng thì đây là một bệnh rất nặng, nguyên nhân dẫn đến bệnh này là do tiên phát hoặc thứ phát.
"Tiên phát là bệnh nhân đã bị bệnh tim trước đó gây ra, hay gặp nhất là trong nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn bình thường gây ra. Biểu hiện là sốt kéo dài, sau đó triệu chứng tim sẽ xuất hiện như khó thở, mạch đập nhanh, suy tim, nếu không phát hiện ra thì sẽ biến chứng và sẽ chết trong trạng thái suy tim. Còn nguyên nhân thứ phát hay gặp hơn, có thể xảy ra ở ngay bệnh viện do quá trình bác sĩ thọc dò, thông tim, hay có huyết khối lên tim gây ra tắc mạch, gây nhồi máu phổi", Bs Hiệu giải thích.
Nói về huyết khối buồng nhĩ phải, ông lý giải về cơ chế bệnh: "Huyết khối buồng nhĩ phải xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, đây là nguyên nhân thứ phát. Xảy ra sau một nguyên nhân gì đó mà mình biết trước được, nguyên nhân có thể do tại tim, khi nội tâm mạc bị viêm và nhất là nó loét sùi, có thể do siêu vi trùng thường làm tổn thương cơ tim sớm. Nguyên nhân ngoài tim, ví dụ như do thông tim, hoặc là do bệnh mạch".
BS Trần Đình Hiệu nguyên trưởng bộ môn Nhi của ĐH Y Hà Nội, từng làm Trưởng khoa Tim nhi của bệnh viện Bạch Mai, Nhi Trung ương, Xanh Pôn.
BS Trần Đình Hiệu nguyên trưởng bộ môn Nhi của ĐH Y Hà Nội, từng làm Trưởng khoa Tim nhi của bệnh viện Bạch Mai, Nhi Trung ương, Xanh Pôn.
"Nếu tắc một bên nhĩ phải của tim là do huyết khối, huyết khối này đông to lên thì cực kỳ nguy hiểm, hoặc nó di chuyển cũng sẽ gây ra nguy hiểm. Nếu đông mà không di chuyển, biến chuyển thì nó cũng có thể tự tan. Nếu có cục máu đông đó thì phải có nguyên nhân vì bình thường một quả tim không thể có khối máu trong tụ trong đó được. Mà nó phải xuất phát từ các nguyên nhân như các bệnh về máu, do máu không đông, hoặc đông sớm quá cũng bị. Hoặc cũng do biến chứng của chảy máu rồi đông lại, chảy máu dưới da, chảy máu ở phủ tạng gây ra", Bs Hiệu nói.
Ông khẳng định thêm: "Nếu bệnh nhân bị bệnh huyết khối buồng nhĩ phải là hậu quả tổn thương nội tâm mạc, nhồi máu phổi thì sẽ biểu hiện với triệu chứng sốt dài, nếu như thế thì gia đình phải biết. Chứ không thể đưa con tới trường bình thường, và bệnh này là một bệnh rất nặng".
Căn cứ phản ứng sống tại vết tiêm tìm ven mu chân trái khi cấp cứu, bé Hương được xác định tử vong trong khoảng thời gian trong hoặc sau thời điểm tìm ven. Bs Trần Đình Hiệu cho rằng đây là kết luận không chính xác hoàn toàn, vì ông cho rằng: "Vì người chết trong vòng 24 tiếng đồng hồ nếu chọc vào mạch máu, tuy máu không chảy nhưng nó vẫn tụ máu, và bầm tím lên".
Còn về dị vật ở đường thở, ông giải thích: "Khi dị vật vào đường hô hấp sẽ gây ra hội chứng xâm nhập, biểu hiện là khó thở cấp tính, ho sặc sụa để tống dị vật ra, tím đen lại. Nếu không cấp cứu kịp thời thì sẽ bị phù phổi cấp, chết lâm sàng vì suy hô hấp và suy tim".
Ông cũng đưa ra lưu ý cho những người chăm sóc trẻ nhỏ, cũng như trường mầm non là không nên ép trẻ ăn quá nhiều, không cho trẻ nằm ngay sau khi ăn. Khi thấy trẻ có biểu hiện khó thở, hay bị dị vật xâm phạm đường thở thì phải gọi cho cấp cứu, hoặc cho bé nằm sấp cong người xuống để dị vật ra khỏi thực quản. 

Theo PhapluatVN

Đóng góp & Phản hồi bài viết:

Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để được rõ nghĩa hơn.

Các bài viết khác

Khai quật tử thi, lộ mặt gã chồng hiểm độc (7/6)

Lãnh đạo Văn phòng Bộ Y tế làm việc với đoàn Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (7/6)

Khai mạc triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y dược Việt Nam lần 23 (12/5)

Công đoàn Viên chức ngành Y tế Việt Nam: Biểu dương điển hình giỏi năm 2016 (11/5)

Gần 80% nhân viên nhiễm khuẩn bệnh viện chưa được đào tạo cơ bản (5/5)

Lần đầu tiên ứng dụng kỹ thuật xét nghiệm máu tiên tiến tại Việt Nam (29/4)

Việt Nam đã xuất hiện muỗi kháng hóa chất, có nguy cơ lan rộng (29/4)

Đại học Y Hà Nội: Không quá 10% chỉ tiêu tuyển thẳng cho mỗi chuyên ngành (29/4)

Lễ ra quân chương trình “Tiếp sức người bệnh” năm 2015 (6/7)