Tin tức chuyên ngành

GÓP Ý VỀ DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH “QUI ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP”

11 năm trước | 3116

Với tư cách là giám định viên tư pháp, chuyên ngành pháp y, chứng tôi chỉ có ý kiến liên quan đến giám định tư pháp liên hệ đến chuyên ngành pháp y 
GÓP Ý VỀ DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH “QUI ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP”
BỘ Y TẾ
VIỆN PHÁP Y QUỐC GIA
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
                                                                     
Hà nội ngày 11 tháng 3 năm 2013

GÓP Ý VỀ DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH “QUI ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP”
 
Người góp ý: TS Vũ Dương – Viện trưởng Viện Pháp y Quốc gia
 
          Trước tiên cho phép được gởi tới ban soạn thảo lời cảm ơn đã có những quy định về việc sử phạt hành chính trong lĩnh vực giám định tư pháp, trong đó có pháp y.
 
          Chúng tôi cũng thống nhất cao với bố cục, các điều các khoản bao quát, nội dung của dự thảo, tương đối đày đủ, văn phong rõ ràng, dễ hiểu, đặc biệt cập nhật những điều những khoản của luật giám định tư pháp mới có hiệu lực.
 
          Với tư cách là giám định viên tư pháp, chuyên ngành pháp y, chứng tôi chỉ có ý kiến liên quan đến giám định tư pháp liên hệ đến chuyên ngành pháp y. Chúng tôi xin được góp ý về ba vấn đề là:
 
1. Chương và mục
2. Bố cục
3. Từ ngữ
 
1. Góp ý về các chương và mục

Nên có chương mục cho giám định tư pháp, vì đây là lĩnh vực liên quan mật thiết đến tất cả các mặt của đời sống con người, chứng cứ do giám định tư pháp cung cấp ảnh hưởng đến cá nhân, tập thể, và cơ quan tố tụng. Đôi khi nó là chứng cứ duy nhất để thay đổi hành vi, thay đổi cách suy nghĩ, thay đổi khung hình phạt.
 
2. Góp ý về bố cục

          Lĩnh vực giám định tư pháp theo Luật giám định tư pháp thừa kế cái cũ rất nhiêu khê rồi, cái mới càng phức tạp hơn, giám định tư pháp có mặt ở tất cả các Bộ, có Bộ lại có nhiều hình thức giám định khác nhau, việc bổ mhiệm giám định viên bộ này bổ nhiệm giám định viên cho Bộ khác, trong đó có giám định viên chuyên trách, giám định viên kiêm nhiệm, giám định viên vụ việc, cơ quan giám định, tổ chức giám định, có nhà nước và tư nhân...đang là vấn đề đau đầu với những nhà điều hành quản lý. Nếu không có quy định vấn đề xử phạt trong giám định tư pháp chi tiết, bỏ ngỏ chắc chắn rằng là kẽ hở cho cá nhân tổ chức lợi dụng, với các mục địch khác nhau. Quy định tại điều 5 chương II Hành vi tội phạm hành chính và hình thức xử phạm trong hoạt dộng giám định tư pháp còn đơn giản, chưa đủ các sai phạm trong thực tế, thí dụ như quy định phạt trong hoạt động trọng tài thượng mại tại Điều 20 có phần rất cụ thể, nhưng giám định tư pháp lại đơn giản như không có, thực tế trong khi giám định tư pháp công lập và tư nhân có đầy đủ vi phạm như quy định tại CHƯƠNG II mục 2 cho HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ HÌNH THỨC XỬ PHẠT TRONG LĨNH VỰC LUẬT SƯ VÀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT tại Điều 10, 11, 12, 13,14...chúng tôi đề nghị tại nghị định này nên thể chế hóa sử phạt trong giám định tư pháp ít nhất cũng gần như mục 2 của chương II.
 
3. Góp ý về một số từ, một số điều trong nghị định dự thảo, đồng thời cũng kiến nghị bỏ một số từ và mục quy định trong soạn thảo liên quan đến giám định tư pháp.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1.   Nghị định này quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp, gồm:
a) Vi phạm quy định về bổ trợ tư pháp bao gồm các hành vi vi phạm trong các lĩnh vực: công chứng; giám định tư pháp; luật sư, tư vấn pháp luật; bán đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; đăng ký giao dịch bảo đảm; trợ giúp pháp lý, (xin bổ sung thêm giám định tư pháp) .
b) Vi phạm quy định về hành chính tư pháp bao gồm các hành vi vi phạm trong các lĩnh vực: chứng thực; hộ tịch; quốc tịch; lý lịch tư pháp; hợp tác quốc tế về pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; giám định tư pháp (giám định không có quyết định trưng cầu bằng văn bản, trả lời miệng), xin bổ sung thêm giám định tư pháp.
c) Vi phạm quy định về hôn nhân và gia đình;
d) Vi phạm quy định về thi hành án dân sự;
đ) Vi phạm quy định về quá trình tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực tư pháp không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
 
Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp quy định tại Nghi định này.
          2. Tổ chức là đối tượng xử phạt theo quy định của Nghị định này bao gồm: văn phòng luật sư, công ty luật; trung tâm tư vấn pháp luật; phòng công chứng, văn phòng công chứng; trung tâm bán đấu giá tài sản, doanh nghiệp bán đấu giá tài sản; Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; văn phòng con nuôi nước ngoài; văn phòng thừa phát lại. (bổ sung thêm tổ chức giám định tư pháp)
 
Điều 11
          Khoản 3: Phạt tiền từ 3.000.000đ đến 20.000.000đ đối với một trong các hành vi sau:
          Bổ sung thêm: Không thẩm tra tình trạng pháp lý của hồ sơ dẫn đến khi thực hiện dịch vụ pháp lý trên hồ sơ giả hoặc không đúng sự thật hoặc biết hồ sơ bị sai lệch một phần tính pháp lý mà vẫn ký hợp đồng dịch vụ pháp lý.
 
          Khoản 4: Phạt tiền từ 5.000.000đ đến 30.000.000đ đối với một trong những hành vi sau:
          Bổ sung thêm: Biết hồ sơ không có tính pháp lý nhưng vẫn ký hợp đồng dịch vụ pháp lý.  
 
Điều 22. Hành vi vi phạm quy định về giám định tư pháp

1.   Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thực hiện giám định theo đúng thời hạn yêu cầu mà không có lý do chính đáng; hoặc có lý do nhưng không thông báo đến người trưng cầu, người yêu cầu bằng văn bản theo quy định. (Khoản 1 Điều 11 Luật giám ĐiịnhTư Pháp quy định là là 5 ngày làm việc)
b) Không ghi nhận kịp thời, đầy đủ toàn bộ quá trình thực hiện giám định bằng văn bản.
2.   Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi sau:
a) Không bảo quản các mẫu vật, tài liệu có liên quan đến vụ việc giám định theo quy định của pháp luật;
b) Tiết lộ kết quả, thông tin và tài liệu liên quan đến giám định. (Xin bỏ mục b này vì nó không rõ nghĩa và trùng ý với mục c khoản 3 Điều này)
c) Không lưu văn bản ghi nhận quá trình giám định vào hồ sơ giám định;
d) Tự ý sửa chữa, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của giấy tờ đề nghị bổ nhiệm Giám định viên;
Bổ sung thêm mục đ:
đ)Thông báo kết quả giám định cho người khác mà không được người trưng cầu, yêu cầu đồng ý.
3.   Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm mất một phần hồ sơ phục vụ cho kết luận giám định
b) Cố ý cung cấp không đầy đủ, không chính xác thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức thực hiện giám định;
c) Lợi dụng việc thực hiện giám định của mình để trục lợi;
d) Tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi tham gia tố tụng hình sự với tư cách là người giám định tư pháp; tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định đối với các vụ án khác; Khoản này chưa rõ và còn hạn hẹp vì khi giám định không phải vụ giám định nào cũng hình sự. Trong giám định có giám định theo trưng cầu của cơ quan tố tụng và theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức, thí dụ giám định tổn hại sức khỏe, giám định giới tính, giám định ADN, giám định ma túy cá nhân yêu cầu để kiểm tra, giám định tiền tố tụng theo yêu cầu.....ở đây tiết lộ không chỉ có ảnh hưởng đến vụ án khác mà ngay vụ giám định viên đang thực hiện giám định, các thông tin để tội phạm, người bị hại đối phó như cung cấp dấu vết giả, triệu chứng giả, ADN vì nghi ngờ nên giám định bí mật, kết quả vẫn là cha con, nếu tiết lộ ảnh hưởng đến tình cha con, vợ chồng.... Vì vậy tôi xin sửa mục c khoản 3 Điều 22 như sau: Tiết lộ thông tin mà mình biết được khi thực hiện giám định, nguồn thông tin bị tiết lộ có ảnh hưởng xấu đến cá nhân, tổ chức, và công tác điều tra.
đ) Từ chối kết luận giám định mà không có lý do chính đáng; Từ chối giám định có lý do nhưng không thông báo bằng văn bản đến người trưng cầu và yêu cầu theo luật định (Khoản 1 điều 11 Luật GĐTP)
e) Cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật;
f) Làm giả hoặc sử dụng giấy tờ giả mạo trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên;
g) Tự ý sửa chữa, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm sai lệch giấy tờ, tài liệu kèm theo quyết định trưng cầu giám định hoặc văn bản yêu cầu giám định;
(Trên đây mới xử phạt sửa chữa, hành vi làm sai lệch giấy tờ, tài liệu kèm theo quyết định trưng cầu giám định hoặc văn bản yêu cầu giám định, chưa xử phạt sửa chữa, tẩy xóa hoặc hành vi làm sai lệch quyết định trưng cầu giám định, hoặc văn bản yêu cầu giám định).
Xin sửa lại mục g: Tự ý sửa chữa, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm sai lệch quyết định trưng cầu giám định, văn bản yêu cầu giám định, hoặc giấy tờ, tài liệu khác kèm theo;
h) Đánh tráo hoặc có hành vi làm sai lệch đối tượng giám định;
i) Tự ý sửa chữa, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm sai lệch văn bản giám định;
k) Cố tình thực hiện giám định trong trường hợp phải từ chối giám định theo quy định;
l) Không ghi nhận trung thực kết quả trong quá trình giám định;
m) Không đủ điều kiện thực hiện giám định theo quy định của pháp luật mà thực hiện giám định dưới bất kì hình thức nào; Góp ý: Xin bỏ mục e này vì đã quy định tại mục k khoản 3 Điều này)
n) Can thiệp, cản trở việc thực hiện giám định của người giám định tư pháp. Hoặc xúi giục, ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật
o)
Góp ý: Ghép mục n) và o) với nhau để giảm số khoản mục, nội dung không thay đổi, hoặc đưa mục o lên trước mục n)
Bổ sung thêm mục:
q) Không sử dụng biểu mẫu trong hồ sơ giám định, biểu mẫu kết luận giám định tư pháp mà cơ quan có thẩm quyền đã ban hành.
 
 
Bổ sung thêm khoản 4

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các hành vi sau

          - Làm mất hồ sơ tài liệu phục vụ cho kết luận giám định.
          - Giám định viên biết trưng cầu, yêu cầu, hồ sơ tài liệu liên quan đến giám định không đúng sự thật nhưng vẫn sử dụng làm chứng cứ để kết luận giám định.
          - Cá nhân tổ chức không có chức năng giám định  mà thực hiện giám định.
- Phân công người khác không phải là giám định viên thực hiện giám định.
- Thực hiện giám định không theo quy trình đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành dẫn đến sai lệch kết quả giám định.
- Ký bản kết luận giám định do người khác thực hiện.( ký kết luận giám định không do mình trực tiếp giám định )
- Đối với cá nhân, tổ chức, chứng thực cho cá nhân, tổ chức không có chức năng giám định thực hiện giám định.
- Khi có thư mời của tòa, không tham dự bảo vệ bản kết luận giám định tại phiên tòa mà không có lý do chính đáng.
- Không kết luận giám định đầy đủ nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định, mà không có lý do chính đáng.
- Không giải thích nội dung giám định hoặc cố tình giải thích không đúng sự thật khi người trưng cầu, yêu cầu cần làm rõ.
- Lợi dụng việc thực hiện giám định, tư vấn cho các đối tượng liên quan, để các đối tượng này cung cấp chứng cứ sai sự thật, gây thiệt hại cho các đối tượng khác hoặc đối phó với cơ quan tố tụng.
4.   Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa, bị làm sai lệch nội dung hoặc giấy tờ giả mạo đối với hành vi quy định tại Điểm d Khoản e, g Khoản 3,4 Điều này;
b) Tịch thu số lợi bất hợp pháp thu được đối với hành vi quy định tại Điểm b khoản 3 Điều này.
c) Bồi thường thiệt hại mà người khác phải chịu, do cố tình đưa ra kết luận giám định sai sự thật.
CHƯƠNG VII. THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 64 Khoản 1. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
 
Xin bổ sung thêm mục k) và m)

k) Bộ và cơ quan ngang Bộ chuyên ngành, người được Bộ và cơ quan ngang Bộ chuyên ngành ủy quyền.
m) Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh (nếu không có điều này đối với cơ quan chuyên môn sâu rất khó lập biên bản vi phạm, ví dụ giám định pháp y)
 

                                                                                                             Hà Nội, ngày tháng 3 năm 2013

                                                                                                                   Người góp ý
         
 
 
 

                                                                                                                        Vũ  Dương 

Đóng góp & Phản hồi bài viết:

Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để được rõ nghĩa hơn.

Các bài viết khác

Khai quật tử thi, lộ mặt gã chồng hiểm độc (7/6)

Lãnh đạo Văn phòng Bộ Y tế làm việc với đoàn Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (7/6)

Khai mạc triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y dược Việt Nam lần 23 (12/5)

Công đoàn Viên chức ngành Y tế Việt Nam: Biểu dương điển hình giỏi năm 2016 (11/5)

Gần 80% nhân viên nhiễm khuẩn bệnh viện chưa được đào tạo cơ bản (5/5)

Lần đầu tiên ứng dụng kỹ thuật xét nghiệm máu tiên tiến tại Việt Nam (29/4)

Việt Nam đã xuất hiện muỗi kháng hóa chất, có nguy cơ lan rộng (29/4)

Đại học Y Hà Nội: Không quá 10% chỉ tiêu tuyển thẳng cho mỗi chuyên ngành (29/4)

Lễ ra quân chương trình “Tiếp sức người bệnh” năm 2015 (6/7)