Tin tức chuyên ngành

Khám nghiệm tử thi kỹ thuật số có thể thay thế dao mổ bằng máy scan

11 năm trước | 1844

Bằng việc sử dụng dữ liệu thô từ máy chụp X quang đa lát cắt (MSCT) và xử lý bằng phần mềm máy tính, nhà đầu tư Mathavan (Matt) Chandran đến từ Malaysia hy vọng có thể giảm bớt nhu cầu mổ xẻ trong công tác khám nghiệm tử thi. Phần mềm giải phẫu của Chandran khai thác sức mạnh của công nghệ ảnh hóa 2D/3D và các trang thiết bị ảo hóa hiện có để quan sát và phân tích cơ thể người bằng hình ảnh phân giải cao...
Khám nghiệm tử thi kỹ thuật số có thể thay thế dao mổ bằng máy scan
Chandran là giám đốc điều hành của iGene - một công ty con của InfoValley Group. Ông tin rằng việc giảm đi nỗi đau của gia đình nạn nhân và "xoa dịu sự nhạy cảm tôn giáo" là những yếu tố quan trọng hướng đến loại hình khám nghiệm ít xâm lấn. Những lợi ích khác của phương pháp nói trên còn bao gồm khả năng thu hồi an toàn dữ liệu bằng số và ảnh 3D từ các máy chủ trung tâm, đồng thời cho phép các tòa án pháp luật, trung tâm pháp y và bệnh viện dễ dàng tiếp cận dữ liệu. Ngoài ra, dựa trên nền tảng công nghệ khám nghiệm tử thi kỹ thuật số, các giáo sư và sinh viên y khoa sẽ có cơ hội nghiên cứu bằng phương pháp chẩn đoán mô phỏng.

Khám_nghiệm_tử_thi_kts_01.

Chỉ riêng tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 100.000 vụ việc phi pháp được yêu cầu điều tra và công tác khám nghiệm tử thi được thực hiện bởi nhiều lý do, thường là bệnh lý, nhưng đôi khi là vấn đề pháp lý hoặc y học. Khám nghiệm pháp y được thực hiện nếu nguyên nhân gây ra cái chết của nạn nhân cho thấy chứng cớ cấu thành hành vi phạm tội. Hoạt động khám nghiệm tử thi lâm sàng hay học thuật được hợp pháp hóa để xác định tác nhân y học gây nên cái chết và được sử dụng trong trường hợp không rõ nguyên nhân chết hoặc vì mục đích nghiên cứu.

Pramod Bagali, giám đốc điều hành InfoValley cho biết hệ thống của iGene là "một phương pháp bổ sung chứ không hoàn toàn thay thế" công tác khám nghiệm tử thi truyền thống. Tuy nhiên, nó có thể giải quyết ít nhất 70% các trường hợp thông thường. Những người đảm nhiệm các khâu tiếp theo có thể dựa trên kết quả kỹ thuật số ban đầu để quyết định có mổ xác hay không.

Các công cụ chẩn đoán không xâm lấn như chụp động mạch và quét độc tố cũng được tích hợp vào các cơ sở khám nghiệm tử thi kỹ thuật số, trong đó sử dụng các máy quét y tế hiện có từ Siemens, GE, Toshiba và Philips. Chandran đã lên kế hoạch mở 18 cơ sở khám nghiệm ở Anh bắt đầu từ tháng 10 năm 2013. Vị trí đặt cở sở là gần các nhà xác. Phí dịch vụ mà Chandran đưa ra là 780 USD cho mỗi lần khám nghiệm.

Giá của mỗi máy quét MSCT; CT/CAT hay máy quét ảnh hóa cộng hưởng từ tính (MRI) hiện nay đều từ khoảng 80.000 đến 300.000 và thậm chí có thể lên đến 1.2 triệu USD tùy thuộc vào tính năng. iGene cho biết công ty sẽ đầu tư 77 triệu USD vào dự án, trong đó 22,7 triệu USD được tài trợ bởi Agensi Novasi Malaysia (AIM).

"Hoạt động kính doanh của chúng tôi tại Anh sẽ có lãi trong vòng 3 năm," Chandran nói. "Tuy nhiên, đây chỉ là khởi đầu. Chúng tôi hy vọng sẽ xây dựng được ít nhất 10 cơ sở khám nghiệm tại Malaysia, sau đó là Trung Đông, Mỹ Latin và nhiều nơi khác ở châu Á."


Theo Tinhte.

Đóng góp & Phản hồi bài viết:

Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để được rõ nghĩa hơn.

Các bài viết khác

Khai quật tử thi, lộ mặt gã chồng hiểm độc (7/6)

Lãnh đạo Văn phòng Bộ Y tế làm việc với đoàn Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (7/6)

Khai mạc triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y dược Việt Nam lần 23 (12/5)

Công đoàn Viên chức ngành Y tế Việt Nam: Biểu dương điển hình giỏi năm 2016 (11/5)

Gần 80% nhân viên nhiễm khuẩn bệnh viện chưa được đào tạo cơ bản (5/5)

Lần đầu tiên ứng dụng kỹ thuật xét nghiệm máu tiên tiến tại Việt Nam (29/4)

Việt Nam đã xuất hiện muỗi kháng hóa chất, có nguy cơ lan rộng (29/4)

Đại học Y Hà Nội: Không quá 10% chỉ tiêu tuyển thẳng cho mỗi chuyên ngành (29/4)

Lễ ra quân chương trình “Tiếp sức người bệnh” năm 2015 (6/7)