Tin tức chuyên ngành

Khi giám định viên pháp y “mếu” vì chứng cứ

7 năm trước | 2302

 

Phóng viên mang những kiến nghị của bà Tô Thị Kim Hoa -  Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP HCM về vấn đề vướng mắc ở khâu giám định pháp y nạn nhân trẻ em bị xâm hại tình dục như: 

Khi giám định viên pháp y “mếu” vì chứng cứ

Ảnh minh họa từ internet.

Các khâu bị vướng như: quy trình trưng cầu giám định pháp y tình dục trẻ em  thời gian kéo dài nên có thời gian kéo dài nên chứng cứ khó lưu giữ, việc không công khai kết quả giám định pháp y cho gia đình bị hại cũng gây khó cho việc hỗ trợ khởi kiện… đến với Viện Pháp y quốc gia, cơ quan chuyên môn sâu về hoạt động giám định pháp y, thì được biết bản thân các giám định viên cũng rất trăn trở về vấn đề này.

Ông Ngô Hường Dũng – Phó Viện trưởng Viện Pháp y quốc gia cho biết, hiện nay gần tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều có Trung tâm Pháp y có chức năng, nhiệm vụ thực hiện giám định tư pháp về pháp y với nhiều loại hình giám định, trong đó có giám định pháp y tình dục. Đối với các vụ việc xâm hại tình dục nói chung và các vụ xâm hại tình dục trẻ em nói riêng, theo luật định, các cơ quan giám định này sẽ tiến hành giám định khi có trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền. Hoạt động giám định ở góc độ cơ quan giám định rất nhanh gọn, có thể có kết quả ngay trong ngày nếu như không phải làm thêm các xét nghiệm bổ sung. Việc thời gian kéo dài là phụ thuộc vào quy trình điều tra, trưng cầu của cơ quan tố tụng. 

Cũng theo ông Dũng, từ góc độ giám định viên, nhiều vụ việc xâm hại tình dục trẻ em khi đến với cơ quan giám định trong thời gian nhanh nhất, sớm nhất nhưng cơ quan giám định cũng gặp rất nhiều khó khăn vì chứng cứ đã bị… xóa sạch, “khi vụ việc xảy ra, gia đình, chính quyền, cơ quan công an thường đưa nạn nhân đến các cơ sở sản khoa của bệnh viện để thăm khám.

Do không có nghiệp vụ pháp y mà chỉ có nghiệp vụ sản khoa nên trong quá trình thăm khám các y, bác sĩ trong nhiều trường hợp đã vô tình có tác động làm mất dấu vi vết sinh học hoặc bỏ sót các thương tích ở các vùng khác của cơ thể có liên quan như: vết tinh dịch, lông bộ phận sinh dục, dấu hiệu chống đỡ… là những bằng chứng rất quan trọng giúp tìm ra thủ phạm”. Cũng có những trường hợp gia đình nạn nhân do dự trong việc tố giác tội phạm, nên trình báo cơ quan chức năng muộn cũng là nguyên nhân khó khăn cho việc giám định và truy nguyên nghi can – ông Dũng cho biết.

 Về vấn đề không công khai kết quả giám định pháp y cho gia đình bị hại cũng gây khó cho việc hỗ trợ khởi kiện, theo ông Dũng, quy định của pháp luật cơ quan giám định chỉ trả lời kết quả giám định cho cơ quan trưng cầu. Việc quản lý, thông báo kết quả giám định thuộc thẩm quyền của cơ quan trưng cầu.

Theo Pháp Luật Việt Nam


Đóng góp & Phản hồi bài viết:

Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để được rõ nghĩa hơn.

Các bài viết khác

Khai quật tử thi, lộ mặt gã chồng hiểm độc (7/6)

Lãnh đạo Văn phòng Bộ Y tế làm việc với đoàn Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (7/6)

Khai mạc triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y dược Việt Nam lần 23 (12/5)

Công đoàn Viên chức ngành Y tế Việt Nam: Biểu dương điển hình giỏi năm 2016 (11/5)

Gần 80% nhân viên nhiễm khuẩn bệnh viện chưa được đào tạo cơ bản (5/5)

Lần đầu tiên ứng dụng kỹ thuật xét nghiệm máu tiên tiến tại Việt Nam (29/4)

Việt Nam đã xuất hiện muỗi kháng hóa chất, có nguy cơ lan rộng (29/4)

Đại học Y Hà Nội: Không quá 10% chỉ tiêu tuyển thẳng cho mỗi chuyên ngành (29/4)

Lễ ra quân chương trình “Tiếp sức người bệnh” năm 2015 (6/7)