Tin tức chuyên ngành

Người làm công tác giám định pháp y phải chịu nhiều sức ép...

11 năm trước | 5470
Đổi mới và hoàn thiện tổ chức bổ trợ tư pháp nói chung và giám định tư pháp, trong đó có giám định pháp y nói riêng, là một trong những nội dung quan trọng được đề cập tới trong các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Thứ trưởng Bộ Y tế - PGS.TS Nguyễn Viết Tiến đã có cuộc đối thoại thẳng thắn với Pháp luật Việt Nam Online về ngành Giám định pháp y hiện nay.
Hiện nay tất cả các tổ chức giám định pháp y trên toàn quốc đều lâm vào tình trạng thiếu người, trong khi các trường đại học y thì không có khoa đào tạo chuyên ngành riêng, sinh viên ra trường từ chối làm pháp y, bác sĩ được điều động sang cũng tìm mọi cách bỏ đi. Xin ông cho biết ngành Y tế đã và đang có những biện pháp gì để khắc phục tình trạng này?
- Riêng đối với hoạt động Giám định pháp y thì không những ngành y tế mà các khác ngành cũng đều công nhận đây là mảng hết sức quan trọng không những trong y tế, mà còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình tố tụng giúp đảm bảo quyền lợi người dân, giữ gìn an ninh trật tự xã hội. Bộ Y tế đã nhận thức được vấn đề này từ lâu và có kế hoạch đẩy mạnh sự phát triển của pháp y. Điển hình là hệ thống pháp y toàn quốc, mạng lưới pháp y các tỉnh thành đang được tích cực xây dựng và kiện toàn. Cả nước hiện có 37 trung tâm pháp y, 15 phòng pháp y và vẫn còn 11 tổ chức giám định pháp y.
 
 
Bộ Y tế nhận định vấn đề thành lập trung tâm pháp y cần triển khai nhanh chóng và đồng bộ, tạo điều kiện cho chuyên ngành pháp y phát triển đồng nghĩa với việc phục vụ cơ quan điều tra tố tụng và nhân dân khi có nhu cầu. Nhưng tiến trình này đã và đang gặp không ít khó khăn. .
Khó khăn thứ nhất về mặt nhân lực, người làm công tác giám định pháp y phải chịu nhiều sức ép so với các lĩnh vực khác của y tế, hơn nữa việc đào tạo một người có năng lực chuyên môn cao về pháp y cũng không hề đơn giản. Như đã biết, một bác sĩ sau khi tốt nghiệp ra trường đã được phép khám bệnh, kê đơn thuốc, nhưng bác sĩ pháp y muốn được công nhận là giám định viên thì phải sau 5 năm làm nghề. 5 năm phải làm phụ việc trong khi cuộc sống có biết bao đòi hỏi, nhu cầu nên ít người nào theo đuổi được đến cùng. Cũng vì thế nên sức thu hút của bộ môn này kém hơn rất nhiều.
Một điểm khó khăn nữa nữa là phụ cấp ưu đãi của công việc này. Mới đây thôi ngày 4/7/2011, các giám định viên pháp y mới được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề ở mức 70% theo quy định của NĐ 56/2011/NĐ-CP Thủ tướng vừa ký, còn từ đây trở về trước những giám định viên pháp y chịu vô cùng nhiều thiệt thòi trong khi ngày ngày vẫn phải đối mặt nghề đầy độc hại, nguy hiểm này...
Để khắc phục những khó khăn này, Bộ Y tế đang rất nỗ lực thông qua các động thái như hình thành bộ môn đào tạo riêng biệt, có riêng sự đãi ngộ, ưu đãi cho những người làm nghề, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật cao. Cũng phải nói thêm rằng dù tần suất sử dụng có thể không nhiều nhưng việc pháp y phải có những thiết bị máy móc hiện đại nhất vẫn là rất cần thiết vì bên cạnh sự giỏi nghề của giám định viên đây chính là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự chính xác tuyệt đối trong kết luận giám định pháp y.
Về vấn đề kinh phí, đầu tư, mặc dù đã có Quyết định 74/2009/QĐ-TTg về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp, nhưng theo ý kiến của nhiều tổ chức giám định pháp y tại địa phương thì chế độ hiện hành là chưa phù hợp, thậm chí một số địa phương còn chưa thực hiện hoặc nợ. Bên cạnh đó, mức đầu tư cho các tổ chức pháp y trên toàn quốc cũng không đồng đều, có địa phương được đầu tư tiền tỷ một năm nhưng cũng có địa phương chỉ hơn 100 triệu đồng. Dân gian ta vẫn có câu “Có thực mới vực được đạo”, vậy ông có ý kiến gì về chuyện này?
- Sự thiếu hụt về “thực” này thì ngành Y tế cũng đã nắm được và ngay chính bản thân các địa phương cũng nhìn nhận được vấn đề. Như tôi đã nói ở trên, hiện giờ trên toàn quốc có có 37 trung tâm pháp y, 15 phòng pháp y và vẫn còn 11 tổ chức giám định pháp y và sự đầu tư tiền bạc, vật chất cho các tổ chức này phải tùy thuộc vào khả năng, năng lực của từng tỉnh. Tỉnh nào nghèo thì dù biết pháp y quan trong, muốn đầu tư mạnh cũng không xoay đâu ra kinh phí.Thế nên mới có chuyện trên cùng một đất nước mà đơn vị được cấp kinh phí cao nhất là Trung tâm Pháp y TP.HCM 2.176 tỷ đồng, lại có đơn vị được cấp rất ít như Tổ chức giám định pháp y Tuyên Quang 113 triệu đồng.
Biết vậy nhưng để khắc phục vấn đề này lại không dễ chút nào. Tôi đã từng bàn với lãnh đạo Bộ Tư pháp rằng về nguyên tắc tiến tới trong tương lai các tỉnh đều phải xây dựng được Trung tâm giám định pháp y. Nhưng trong điều kiện khi mạng lưới chưa thể phủ sóng được đều khắp thì trước mắt nên đầu tư theo khu vực hoặc theo vùng. Đầu tư kiểu này sẽ tránh được tình trạng người nhiều kẻ ít và trúng hơn, hợp lý hơn. Tuy nhiên, xin nói rằng vấn đề vẫn đang dừng ở mức ý tưởng và cần phải bàn thêm rất nhiều,
Còn riêng về Quyết định 74 thì Bộ Y tế đề nghị Bộ Tư pháp đẩy mạnh việc giám sát để việc thực hiện tại các địa được được nghiêm túc, cụ thể.
(Phần hai của cuộc đối thoại đang tiếp tục được cập nhật)
Hồng Minh (thực hiện) 
Theo Phapluatvn.vn

Đóng góp & Phản hồi bài viết:

Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để được rõ nghĩa hơn.

Các bài viết khác

Khai quật tử thi, lộ mặt gã chồng hiểm độc (7/6)

Lãnh đạo Văn phòng Bộ Y tế làm việc với đoàn Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (7/6)

Khai mạc triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y dược Việt Nam lần 23 (12/5)

Công đoàn Viên chức ngành Y tế Việt Nam: Biểu dương điển hình giỏi năm 2016 (11/5)

Gần 80% nhân viên nhiễm khuẩn bệnh viện chưa được đào tạo cơ bản (5/5)

Lần đầu tiên ứng dụng kỹ thuật xét nghiệm máu tiên tiến tại Việt Nam (29/4)

Việt Nam đã xuất hiện muỗi kháng hóa chất, có nguy cơ lan rộng (29/4)

Đại học Y Hà Nội: Không quá 10% chỉ tiêu tuyển thẳng cho mỗi chuyên ngành (29/4)

Lễ ra quân chương trình “Tiếp sức người bệnh” năm 2015 (6/7)