Đề tài cấp cơ sở

Nghiên cứu các trường hợp chấn tương mắt qua giám định tổn thương cơ thể tại Viện Pháp y quốc gia

6 năm trước | 2198

Đánh giá đặc điểm của chấn thương mắt qua giám định tổn thương cơ thể

 

ĐỀ TÀI NCKH CẤP CƠ SỞ NĂM 2016

Tên đề tài:

Nghiên cứu các trường hợp chấn tương mắt qua giám định tổn thương cơ thể tại Viện Pháp y quốc gia

Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Đức Nhự

Tham gia nghiên cứu: ThS. Trần Anh Tuấn

Mục tiêu nghiên cứu:

1. Đánh giá đặc điểm của chấn thương mắt qua giám định tổn thương cơ thể.

2. Nhận xét những yếu tố liên quan đến chấn thương mắt, mức độ ảnh hưởng thị lực và việc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể.

Kết quả nghiên cứu:

Qua nghiên cứu 145 trường hợp giám định pháp y có liên quan đến chấn thương mắt, được giám định tại Viện Pháp y quốc gia và Phân Viện Pháp y quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Chấn thương do vật tày chiếm tỷ lệ lớn nhất (69,66%), do vật sắc nhọn (6,9%), do vật sắc (4,14%); do axit, hơi cay (2,07%), không rõ vật gây thương tích (16,55%). Những tổn thương gây giảm thị lực tại thời điểm giám định nhiều nhất là tổn thương thần kinh thị giác sau chấn thương (25%); đục nhân mắt sau chấn thương (15%); khoét bỏ nhãn cầu (9%); tổn thương võng mạc (8%); sẹo giác mạc, tổn hại môi trường trong suốt, tổn thương kết hợp (đều là 7%); bệnh đặc hiệu do chấn thương, vỡ xương ổ mắt (đều là 5%); sẹo hoàng điểm chiếm tỷ lệ thấp nhất (3%). Số bệnh nhân có chấn thương mắt được giám định lần đầu chiếm tỷ lệ cao nhất là (64,8%), giám định lại lần 1 (31,7%), giám định lại lần 2 (2,8%), giám định bổ sung (0,7%). Trong số 50 trường hợp giám định lại, số trường hợp tỷ lệ % TTCT thay đổi giảm xuống chiếm tỷ lệ nhiều nhất (32%), tiếp theo là tỷ lệ thay đổi tăng lên (28%), tỷ lệ không thay đổi (22%) và không có căn cứ để cho tỷ lệ (18%).

Người bị chấn thương mắt đến giám định có độ tuổi 41-50 chiếm số lượng nhiều nhất (29%), độ tuổi 31-40 (23,5%), các độ tuổi khác lần lượt là 51-60 (18,6%), 21-30 (16,5%), 10-20 (8,26%) và lớn hơn 60 tuổi (4,14%). Nguyên nhân chấn thương mắt do hành vi bạo lực chiếm tỷ lệ cao nhất 88%, tiếp theo là do tai nạn giao thông (7%), tai nạn lao động (3%) và nguyên nhân khác (2%). Tổn thương ở mắt rất đa dạng, gồm: tổn thương mi mắt và xuất huyết kết mạc chiếm tỷ lệ cao nhất (49%), tiếp theo là tổn thương nhãn cầu (22%), tổn thương võng mạc (7%); tổn thương thị thần kinh (7%); tổn thương giác mạc (5%); vỡ xương hốc mắt (5%); tổn thương kết hợp (4%). Tổn thương mắt kèm theo dị vật xuất hiện ở cả trong nhãn cầu, sau nhãn cầu và ở tiền phòng.


Đóng góp & Phản hồi bài viết:

Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để được rõ nghĩa hơn.

Các bài viết khác

KHẢO SÁT CÁC CHỈ THỊ ĐA HÌNH ĐƠN NUCLEOTIT TRONG ĐỊNH DANH CÁ THỂ NGƯỜI VIỆT NAM BẰNG CÔNG NGHỆ GIẢI TRÌNH TỰ GEN THẾ HỆ MỚI (15/2)

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH METFORMIN TRONG NƯỚC TIỂU BẰNG SẮC KÝ LỎNG KHỐI PHỔ (15/2)

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH ĐỒNG THỜI GELSEMIN VÀ KOUMIN TRONG PHỦ TẠNG VÀ DỊCH SINH HỌC BẰNG SẮC KÝ LỎNG KHỐI PHỔ (15/2)

NHẬN XÉT MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ CÁC TỔN THƯƠNG KÈM THEO Ở NẠN NHÂN XUẤT HUYẾT DƯỚI NHỆN QUA GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TỬ THI (15/2)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG KHỚP VAI QUA GIÁM ĐỊNH TỔN THƯƠNG CƠ THỂ TẠI PHÂN VIỆN PHÁP Y QUỐC GIA (15/2)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG TAI QUA GIÁM ĐỊNH TỔN THƯƠNG CƠ THỂ TẠI VIỆN PHÁP Y QUỐC GIA (15/2)

ĐẶC ĐIỂM GÃY XƯƠNG SƯỜN Ở CÁC TRƯỜNG HỢP CHẤN THƯƠNG NGỰC QUA GIÁM ĐỊNH PHÁP Y THƯƠNG TÍCH (15/2)

NGHIÊN CỨU TẦN SUẤT ĐA HÌNH ĐIỂM TRÊN VÙNG HV1 VÀ HV2 Ở NGƯỜI VIỆT NAM ỨNG DỤNG TRONG GIÁM ĐỊNH PHÁP Y (16/12)

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PHÂN TÍCH CÁC INDELS ĐỐI VỚI MẪU BỊ PHÂN HỦY TẠI VIỆN PHÁP Y QUỐC GIA (16/12)